Bố cục sức hút thị giác của đường nét 1. Bố cục sức hút thị giác dựa trên phối cảnh Không thể vẽ một cách chính xác nếu không cân nhắc đến bước xác định điểm quan sát và tầm nhìn hay còn gọi là bước thiết lập điểm mấu chốt. Điểm quan sát được...
Bố cục giai điệu/ âm giai đường nét 1. Ví dụ về bố cục giai điệu/ âm giai của đường nét Bố cục giai điệu/ âm giai của đường nét nghĩa là bạn có thể dùng đường nét chia tỷ lệ, chiều hướng từ những tranh vẽ chân dung cho đến những tranh vẽ phong...
Các loại bố cục của đường nét trong tranh vẽ! (phần 2) Bố cục kết nối đường nét Có 5 nguyên tắc bố cục đường nét thường được các nghệ sĩ sử dụng để xây dựng sức hút thị giác trên hình thức nghệ thuật. Chúng có thể được áp dụng độc lập cho giai...
Ánh sáng màu là gì? Ánh sáng màu ảnh hưởng tới màu sắc trong hội họa ra sao? Bạn đọc có thấy, ánh sáng là yếu tố quan trọng khiến tranh của chúng ta trở nên sâu sắc hơn không? Ánh sáng ảnh hưởng đến màu sắc (màu cục bộ) của vật như bài Màu cục bộ Ngư đã từng nhắc đến. Nếu lên màu tranh mà bỏ qua yếu tố ánh sáng, tranh sẽ trở nên phi thực tế! Ánh sáng là người thầy dẫn dắt nghệ thuật hình ảnh, với Ngư, ánh sáng còn là người thầy của những rung động cảm xúc nghệ thuật. Một khung ảnh đẹp không thể thiếu ánh sáng, có khi khung cảnh đó không đẹp nhưng khi có ánh sáng mọi thứ trở nên khác biệt! Bên cạnh ánh sáng trắng thường gặp (ánh sáng ban ngày), chúng ta không ít lần bắt gặp nhưng màu sắc khác của ánh sáng. Lúc hoàng hôn đẹp vì mọi cảnh sắc như phủ một lớp nước đường, vừa ngọt ngào vừa lãng mạn. Buổi tối, có sắc lam vàng từ ánh trăng sáng, khiến khung cảnh có thể vừa dịu dàng vừa man mát. Ánh sáng màu là thứ ánh sáng thống trị về đêm của các thành phố lớn nhỏ. Khung cảnh đêm ở thành phố khác lắm với khung cảnh đêm ở làng quê là ở chỗ này. Nơi mà ánh sáng màu vàng từ những ngọn đèn đường, ánh sáng màu rực rỡ của các bảng hiệu hàng quán phát ra, đèn từ phương tiện giao thông,… phủ sáng cả một khung cảnh. Còn vùng quê thanh bình, lại có ánh sáng trăng dịu dàng, le lói ở những ngôi nhà là ánh đèn dầu ấm áp.
Vậy làm sao thể hiện những khung cảnh ấy đây? Lên màu cảnh vật được chiếu sáng bởi ánh sáng màu khác gì với lên màu cảnh vật được chiếu sáng bởi ánh sáng trắng? Đừng lo, bài Blog này Ngư muốn chia sẻ với bạn đọc về những màu sắc khác nhau của ánh sáng màu, vài mẹo lên màu với nguồn sáng nhân tạo này!
Ta sẽ quan sát được ánh sáng màu cam vàng này ở những nguồn sáng nhân tạo như đèn led, tín hiệu đèn giao thông. Còn với nguồn sáng tự nhiên như mặt trời, ánh sáng màu cam vàng thấy rõ nhất là lúc hoàng hôn, thời điểm này cảnh sắc như phủ một lớp kẹo đường, vừa ngọt ngào vừa đằm thắm. Trừ nguồn sáng tự nhiên là mặt trời, ánh sáng màu cam vàng còn phát ra từ ngọn lửa của đèn nến hay lửa. Chúng ít thấy ở khu vực thành thị. Nhưng chỉ cần rời khỏi thành phố nhộn nhịp, đi đến vùng quê, có rất nhiều hộ gia đình vẫn còn nấu cơm bằng lò trấu, hình ảnh này còn được thấy khi xem những bộ phim xưa, hay cổ tích cũ của Việt Nam. Nếu bạn xem phim ảnh của nước ngoài, phim hoạt hình hẳn không ít lần bắt gặp hình ảnh mọi người trong gia đình quay quần bên lò sưởi vào dịp giáng sinh, hoặc thắp nến trên những bàn tiệc hẹn hò lãng mạn nhỉ? Cảm giác chung của những khung cảnh này thường mang lại cảm giác ấm cúng, đằm thắm, đôi khi là chút kịch tính, vì sao thế?
Ánh sáng màu sắc cam vàng ấm áp của ngọn lửa chính là chìa khóa đấy! Ánh sáng tỏa ra từ ngọn lửa có cường độ ánh sáng yếu dần khi ra xa, nhanh chóng tắt dần vào xung quanh. Độ sáng của bất kỳ đèn chiếu sáng nguồn điểm nào sẽ giảm nhanh chóng theo khoảng cách. Sự suy yếu của ánh sáng này được gọi là sự tắt dần (Fall off). Nó giảm dần theo định luật bình phương nghịch đảo, trong đó nói rằng tác động của ánh sáng chiếu vào một bề mặt yếu đi với tốc độ tương đương với bình phương khoảng cách giữa nguồn và bề mặt.
Bởi vậy, vùng bao cảnh không bị ảnh hưởng quá nhiều. Màu sắc ngọn lửa tác động lên màu cục bộ quanh khu vực của nó, đặc biệt với bao cảnh màu xanh xám lạnh lẽo của mùa đông, hay không gian tối của một buổi hẹn hò thì ngọn lửa với ánh sáng màu cam vàng ấm trở thành điểm nhấn thú vị trong tranh!
Trường cấp hai của Ngư, luôn tổ chức chơi trung thu trong trường vào ban đêm. Lúc đó trường gần như tắt hết đèn điện, chỉ giữ một vài bóng ở các dãy hàng lang trên lầu. Nó cũng không ảnh hưởng lắm đến trải nghiệm của Ngư với bạn bè, vì tụi này chơi ở khu vực sân bao quanh trường, ánh sáng đèn gần như không thể chiếu đến. Ngư sẽ cùng bạn bè đốt đèn trung thu (mấy cái đèn trung thu giấy xếp, cắm đèn nến ở giữa), dưới ánh trăng sáng của đêm rằm, ánh trăng vừa dịu dàng vừa man mát, trên tay cầm đèn lồng bập bùng ánh cam ấm. Cảm giác lúc ấy cũng vô cùng mâu thuẫn, có lúc vui bẻ, có lúc thì rùng rợn. Vui vẻ là khi, nhiều ngọn đèn từ mấy cái đèn lồng của chúng bạn bao xung quanh mình. Rùng rợn khi, chỉ có mình Ngư đi trên sân trường, còn gặp mấy khúc ngoẹo tối đen nữa!
Hiện tại Ngư ít khi cảm nhận được cảm giác cầm đèn lồng giấy vui như trung thu tuổi thơ rồi, vì mấy bạn nhỏ hiện nay toàn cầm lồng đèn điện, lại phát ra âm thanh nữa.
Mọi người cũng có thể thấy màu sắc này vào lúc mặt trời sắp ngủ. Hoàng hôn có sắc cam vàng đến cam hồng, chuyển dần sang hồng tím khi càng về đêm là những dải phân cấp màu sắc tuyệt vời! Khi vẽ hoàng hôn, chúng ta cũng sẽ thấy ánh sáng màu sắc cam vàng ảnh hưởng đến vật xung quanh. Khác với cường độ yếu ớt của ngọn lửa chỉ ảnh hưởng đến một khu vực nhỏ, thì mặt trời – kẻ thống trị ban ngày, lại có sự lan tỏa mạnh mẽ hơn. Bằng chứng là độ ảnh hưởng của màu cam vàng của mặt trời rất rộng nhé!
2. Ánh sáng màu của đèn điện trong nhà
Nguồn sáng tiếp theo thường thấy, gần như mỗi ngày chúng ta đều phải bật công tắc của chúng một lần nhỉ? Đèn trong nhà phổ biến nhất là đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang. Ánh sáng màu phổ biến ta thường thấy là ánh sáng trắng (cường độ yếu), ánh sáng màu vàng nhạt (màu hơi ngà), hoặc màu cam nâu với đèn ngủ.
Để vẽ các hiệu ứng của chúng, bạn phải ghi nhớ ba phẩm chất: độ sáng tương đối, độ cứng hoặc độ mềm và màu sắc.
ĐỘ SÁNG:
Độ sáng của bóng đèn được đo bằng lumen, nhưng điều quan trọng đối với các nghệ sĩ là độ sáng tương đối trong một cảnh, đặc biệt khi bạn có nhiều nguồn. Độ sáng tương đối phụ thuộc vào những thứ như công suất, loại đèn, khoảng cách của đối tượng với ánh sáng và độ sáng của các đèn khác.
ĐỘ CỨNG HOẶC ĐỘ MỀM: Độ cứng hoặc độ mềm đề cập đến mức độ lớn của mảng sáng theo quan điểm của đối tượng.
Một ánh sáng cứng phát ra từ một điểm nhọn, nhỏ. Mặt trời hay đèn sân khấu – là một nguồn sáng tương đối cứng. Ánh sáng cứng có tính định hướng cao hơn và kịch tính hơn. Nó tạo ra bóng rõ nét hơn và nó mang lại nhiều kết cấu bề mặt và điểm nổi bật hơn.
Một ánh sáng dịu phát ra từ một vòm rộng hơn, chẳng hạn như mảng hộp đèn lớn của các ống huỳnh quang trên bàn làm việc ở cảnh bên dưới. Nói chung, ánh sáng nhẹ nhàng hơn sẽ ít tương phản, ít để lại những mảng sáng tối đan xen hơn. Nó tốt hơn cho chiếu sáng làm việc vì nó làm giảm sự nhầm lẫn của bóng đổ. Sự chuyển đổi sắc độ từ ánh sáng sang bóng râm trong ánh sáng dịu nhẹ hơn so với ánh sáng cứng. Các nhà thiết kế chiếu sáng thường xuyên biến nguồn cứng thành nguồn mềm bằng cách sử dụng các tấm “khuếch tán” hoặc tấm khuếch tán lớn trong mờ. Đó cũng là lý do mọi người đặt chụp đèn hơn bóng đèn sợi đốt.
MÀU SẮC:
Màu sắc là bước sóng chủ đạo của nguồn sáng, thường được đo bằng độ Kelvin, một thước đo tiêu chuẩn dựa trên màu chính của ánh sáng mà một vật phát ra khi nó bị nung nóng đến nhiệt độ cực cao. Màu sắc đôi khi khó có thể đánh giá bằng cách chỉ nhìn qua ánh sáng. Đồ thị phân bố công suất quang phổ (bên trên) cho thấy bước sóng nào của quang phổ khả kiến có đầu ra mạnh nhất.
Đèn sợi đốt thông thường mạnh nhất ở bước sóng màu cam và đỏ, và chúng có xu hướng yếu khi có màu xanh lam. Đó là lý do tại sao màu đỏ trong một bức tranh trông rất đẹp — và màu xanh lam trông rất chết so với ánh sáng đèn sợi đốt bình thường.
Đèn huỳnh quang có ánh sáng màu trắng ấm và trắng mát tiêu chuẩn nhấn mạnh màu vàng-xanh lá cây. Chúng được tạo ra để cung cấp nhiều ánh sáng nhất trong dải bước sóng mà mắt người nhạy cảm nhất.
3. Ánh sáng màu của đèn đường
Như phần giới thiệu của Ngư ở đoạn đầu, trước khi ánh sáng điện ngoài trời được phát triển vào cuối thế kỷ 19, có hai ánh sáng màu vào ban đêm: ánh trăng, có màu xanh lam hoặc xám và ánh sáng màu dựa trên ngọn lửa màu cam. Khi ánh sáng điện phát triển, các màu sắc được dịp bùng nổ, cảnh đêm ở các thành phố không ngủ lấp lánh như ngôi sao trên màn lụa đen vậy!
Sự đa dạng của màu sắc ánh sáng ngoài trời được nhìn thấy rõ nhất khi dạo một vòng Sài Gòn (hoặc bất kì thành phố nào khác), cảnh đêm hiện đại sẽ hiện diện trước mắt. Đèn từ đèn đường, từ các bảng hiệu đỏ vàng xanh tím, từ phương tiện giao thông, từ các hàng quán, v…v Tụ chung lại, cảnh đêm hiện đại bao gồm đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn neon, hơi thủy ngân, natri, hồ quang, halogen kim loại và đèn LED. Mỗi loại có một phân bố công suất phổ đặc biệt.
Hơi natri nhanh chóng thay thế hơi thủy ngân. Đèn natri phát ra một tập hợp các bước sóng rất hẹp, khiến nó trông có vẻ ốm yếu. Hơi thủy ngân có đầu ra quang phổ rộng hơn, nhưng màu lạnh sẽ làm mất đi độ ấm của tông màu da.
Dưới đây là một số mẹo nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về chiếu sáng ban đêm:
Chụp ảnh bằng máy ảnh kỹ thuật số ở chế độ cài đặt ban đêm. Máy ảnh mới rất xuất sắc trong việc chụp các hiệu ứng ánh sáng ở tốc độ thấp.
Tắt cài đặt cân bằng trắng và chụp ảnh với vòng tròn màu dưới các đèn đường khác nhau. Sau đó so sánh các bức ảnh kỹ thuật số cạnh nhau để xem màu sắc bị lệch như thế nào.
Hãy thử vẽ một số bức tranh đô thị về đêm, sử dụng đèn LED di động để chiếu sáng bảng màu của bạn 4. Bắt đầu một tệp tin lưu niệm về các bức ảnh thể hiện cảnh quan thành phố hiện đại vào ban đêm.
Ngư kết bài
Cảnh sắc với màu sắc có mối liên kết sâu sắc. Nếu bạn muốn biết chúng liên kết thế nào hay tìm đọc bài blog Màu sắc với cảnh sắc nha! Ánh sáng giúp ta quan sát sự vật rõ ràng, hiểu về cấu trúc. Màu sắc, cụ thể là Màu cục bộ dưới ánh sáng trắng có sự thay đổi đặc biệt. Ánh sáng màu bao gồm cả yếu tố ánh sáng và màu sắc. Chúng khiến cảnh sắc trở nên đa dạng có chiều sâu, diễn đạt được nhiều sắc thái khác nhau mà ánh sáng trắng không thể làm được. Nhờ có ánh sáng màu, biểu cảm nghệ thuật trở nên phong phú hơn.
Trên đây là 3 nguồn ánh sáng màu Ngư muốn chia sẻ với mọi người. Từ 3 nguồn ánh sáng màu này, mọi người sẽ biết cách sáng tạo những bức tranh với nhiều chủ đề Ngư đã giới thiệu phía trên. Một buổi hẹn họ dưới ánh nến, giáng sinh với những gói quà đỏ, đêm trung thu, hay cảnh đêm của thành phố không ngủ hay đơn giản là góc nào đó trong ngôi nhà chính mình. Mọi người có thể để lại bình luận những chủ đề nào mọi người đã thử sức và dự định thử sức trong tương lai nha! Bài tiếp theo Ngư sẽ bật mí cho mọi người cách làm nên một bức tranh như trong game avatar, gặp mọi người ở bài viết tiếp theo~