Ánh sáng màu – Sân khấu của nghệ thuật hội họa!

Chào mọi người, lại là Ngư đây~

Màu sắc của ánh sáng hẳn không còn xa lạ với bạn đọc nhỉ? Ánh sáng màu trong hội họa đơn giản là ánh sáng khác với ánh sáng trắng. Chúng sẽ khiến Màu cục bộ thay đổi về sắc thái sắc độ chứ không còn đơn giản là thay đổi sắc độ của màu nữa. Trong bài blog Ánh sáng màu ảnh hưởng đến màu sắc trong hội họa như thế nào?, Ngư đã chia sẻ với mọi người cách tạo ra một bức tranh với những nguồn sáng nhân tạo có màu ánh sáng khác nhau như ánh sáng cam vàng của đèn nến (ngọn lửa), ánh sáng trắng (hơi vàng) của đèn điện trong nhà, đèn đường (đèn thành phố về đêm).

Ở lời hứa cuối bài Blog Ngư cũng nhắc đến phim avatar nhỉ? Mọi người đã xem phim đó chưa? Về mặt nội dung Ngư không xét đến vì tùy cảm quan của mỗi người, chúng ta chỉ bàn ở đây về mặt hình ảnh thôi. Trong phim Avatar, không ít lần Ngư bắt gặp hình ảnh của nhưng sinh vật kỳ diệu trên hành tinh …. Đặc biệt là khi nhân vật xuống nước, những sinh vật tự phát quang – thứ ánh sáng màu xanh lạnh lẽo và vô cùng mỹ diệu. Ngư lúc đó chỉ biết Wooo và muốn lấy tập vẽ ra phát thử một bức. Hay khi xem conan, cảnh siêu trộm kid xuất hiện dưới làn khói trắng mờ ảo cùng ánh đèn sân khấu highlight, anh ta trông vô cùng ngầu! Ngư cũng muốn nhân vật mình xuất hiện như thế!

Phải làm sao nhỉ?

Luyên thuyên đến đây thôi, mọi người hãy cùng Ngư khám phá những bí kíp mà Ngư cùng mọi người ở R’art nghiên cứu thông qua những nguồn sáng trên. Và đi đến giải đáp thắc mắc “Phải làm sao nhỉ?”. Let go!

1. Hiệu ứng đèn sân khấu và màu ánh sáng của đèn chiếu.

Hiệu ứng đèn sân khấu là gì?

Mở bài hôm nay là ánh sáng đèn chiếu, hay đơn giản là ánh sáng sân khấu. Trong bài Blog Màu ánh sáng và màu sắc, chúng ta có nhắc đến độ cứng và độ mềm của ánh sáng thì ở nguồn sáng đèn sân khấu, chính là biểu hiện rõ ràng của độ cứng của ánh sáng. Mọi người hẳn biết, để quan sát bất kỳ sự vật hiện tượng nào, chúng ta đều cần đến ánh sáng. Nên trên sân khấu, để khán giả theo dõi được toàn bộ nội dung trên sân khấu, ánh sáng phải đầy đủ và đảm bảo khán giả không bỏ lỡ những diễn biến trên sân khấu. Tuy nhiên có một vài trường hợp đặc biệt, họ sẽ sử dụng ánh sáng sân khấu – tức là một nguồn sáng cứng chiếu đến nhân vật trung tâm. Lúc này  các khu vực ít quan trọng hơn của sân khấu rơi vào bóng tối, thu hút sự chú ý của khán giả vào phần quan trọng nhất của hành động. Khi quan sát hình dạng ánh sáng trên mặt sân khấu và bóng của diễn viên, chúng ta có thể đoán được hình dạng của đèn và hướng của nguồn ánh sáng ấy.

Không chỉ trên sân khấu, phim ảnh, âm nhạc, tranh chúng ta mới thấy hiệu ứng ánh đèn sân khấu, chúng được gọi như vậy vì sự rõ ràng về mặt thị giác trên hiệu ứng sân khấu. Trong đời thực, hiệu ứng ánh đèn sân khấu không rõ ràng như trên sân khấu.

Ánh sáng màu của đèn sân khấu mang đến biểu cảm đặc biệt gì?

Màu ánh sáng của đèn sân khâu không nhất thiết là màu trắng mà còn có thể là màu đỏ, vàng, xanh tùy thuộc vào không khí mà đạo diễn hình ảnh muốn khán giả cảm nhận. Trên phim ảnh hoặc video âm nhạc ta sẽ thường bắt gặp đèn sân khấu với nhiều màu sắc khác nhau. Màu đỏ mang lại cảm giác nóng bỏng, nhiệt huyết và cũng đầy nguy hiểm kịch tích. Màu xanh cho cảm giác u buồn và cũng rất đỗi dịu dàng. Màu vàng cam mang lại cảm giác mùa hè, thanh xuân.

Ánh sáng màu đỏ sân khấu Salome – Madison Opera

Chất liệu có gì liên hệ không?

Các vật rắn có lớp hoàn thiện mờ hoạt động có thể đoán trước được trong điều kiện ánh sáng mạnh, với mặt sáng, mặt bóng tối và ánh sáng phản xạ. Nhưng các vật liệu khác, chẳng hạn như mây, tán lá, tóc, thủy tinh và kim loại, phản ứng với ánh sáng theo cách khác và đòi hỏi một cách tiếp cận linh hoạt.

Các đám mây rất khác nhau về mật độ, độ dày và thành phần, đến nỗi thật khó để đưa ra các quy tắc chung về cách ánh sáng tương tác với chúng. Ngay cả trong ánh sáng mặt trời trực tiếp, đôi khi có một mặt ánh sáng và mặt bóng tối xác định, và đôi khi không có. Nhưng thật sự nếu để ý kỹ thì: Các đám mây truyền một lượng lớn ánh sáng đến mặt bóng tối thông qua tán xạ bên trong so với lượng ánh sáng mà chúng thu nhận từ các nguồn thứ cấp. Nên thay vì vẽ những đám mây ngang nhau các bạn đọc có thể sử dụng hiểu ứng đèn sân khấu. Tức là cho một đám mây duy nhất vươn lên trên hàng ngũ của những đám mây bị che khuất. Nó sẽ đón ánh nắng ban mai đầu tiên xuyên qua đám mây và sáng lên ở phía gần. Nếu bạn cố gắng tạo ra những đám mây theo nguyên tắc hình khối rắn mờ đục. Chúng có nguy cơ trông giống như những cục thạch cao treo lơ lửng!

2. Ánh sáng từ bên dưới và ánh sáng màu ứng dụng.

Ánh sáng mạnh thường không phát ra từ bên dưới, vì vậy khi bạn đọc nhìn thấy nó, nó sẽ thu hút sự chú ý của bạn. Chúng ta có xu hướng kết hợp ánh sáng phía dưới với ánh sáng màu của đèn hoặc đèn chân của sân khấu, chúng có thể gợi ra cảm giác ma thuật, nham hiểm hoặc ấn tượng. Trong sáng tác truyện tranh, anime bạn đọc hẳn sẽ bắt gặp nhiều kiểu ánh sáng này và cũng với đa dạng màu sắc nhỉ? Ánh sáng màu có thể gia tăng cảm giác, như trong Doraemon, Nobita chiếu đèn với màu ánh sáng xanh từ bên dưới khiến phần trên khuôn mặt chìm vào bóng tối, phần nhận sáng lại nở một nụ cười tạo cảm giác rùng rợn, đáng sợ! Còn màu ánh sáng đỏ, mang lại cảm giác rừng rực, đầy sức mạnh và đe dọa. Màu ánh sáng tím lại có cả giác ma mị bí ẩn. Các ánh sáng màu chiếu lên thường có màu mạnh, với ánh sáng cam ấm áp của ánh lửa hoặc với ánh sáng nhấp nháy màu xanh lam của màn hình máy tính.

Ánh sáng màu xanh từ thiết bị điện tử – Sự thay đổi màu cục bộ của bàn tay cho thấy rõ ánh sáng màu ảnh hưởng mạnh mẽ đến màu sắc

Trong đời sống, bạn có để ý, những khuôn mặt chúng ta quan sát như gia đình, bạn bè và những người nổi tiếng, gần như luôn xuất hiện ánh sáng từ trên cao không? Vì chúng ta thậm chí khó nhận ra những vật thể thân quen khi chúng ta nhìn thấy chúng với ánh sáng chiếu phía dưới chiếu lên trên.

KỊCH BẢN ĐÊM Cảnh ở trang sau là áp phích cho một lễ hội khoa học viễn tưởng ở Nantes, Pháp, quê hương của Jules Verne. Bối cảnh diễn ra vào năm 1893. Một chiếc máy bay có tên là lepidopter đang cất cánh vào ban đêm từ quảng trường thị trấn. Tiết mục có thể được dàn dựng vào ban ngày, nhưng họ đã không chọn làm thế. Vì nó sẽ khiến mọi thứ trở nên tầm thường và không thú vị. Trong cuộc sống thực, sẽ rất khó để thắp sáng một khung cảnh ngoài trời thực sự với nhiều ánh sáng đến từ một nguồn duy nhất.

Nên họ đang chọn buối tối để trình diễn chiếc máy bay Lepidopter, nguồn sáng được giấu ở phía xa của đài phun nước. Ánh sáng đập vào khói và bụi do lực của đôi cánh bay lên. Vì là chiếu từ dưới lên, ánh sáng mạnh hơn nhiều ở phần gốc của cánh sẽ thu hút sự chú ý xuống phía dưới. Một cách để làm cho thứ gì đó trông lớn trong khung cảnh ban đêm là để ánh sáng chỉ chiếu vào một phần của vật thể và tắt nhanh chóng. Một vật thể rất lớn, chẳng hạn như tàu vũ trụ, tàu ngầm đại dương hoặc tòa nhà chọc trời, sẽ trông lớn hơn nữa nếu chỉ một phần của vật thể đó được chiếu sáng từ bên dưới bởi những ánh sáng yếu và nhỏ chiếu lên nó. Xây dựng một mô hình nhỏ, bên dưới, giúp việc thử nghiệm với ánh sáng thực tế trở nên dễ dàng hơn.

3. Phát quang màu ánh sáng màu của nó.

Khi các vật nóng hoặc cháy phát ra ánh sáng, nó được gọi là hiện tượng nóng sáng. Màu ánh sáng này thường có màu sắc ấm nóng, như đỏ cam vàng. Nhưng một số thứ phát ra ánh sáng ở nhiệt độ mát thông qua một quá trình gọi là sự phát quang. Ánh sáng này có thể đến từ cả vật sống và vật không sống.

Sự phát quang của sứa biển

Trong vũ trụ khoa học viễn tưởng của Dinotopia: The World Beneath, 1995, các hang động lớn bên dưới hòn đảo được thắp sáng bởi tảo, tinh thể và dương xỉ phát sáng. Mặc dù thực vật bậc cao trong thế giới thực không được biết là tự phát ra ánh sáng, nhưng nhiều thứ có thể phát quang. Hoặc trong phim Avatar, chúng ta cũng sẽ thấy được những sinh vật tự phát ánh sáng màu xanh lơ lửng như sứa. Nói chi xa, nếu có dịp đi dạo biển vào ban đêm, bạn cũng có thể bắt gặp những đóm sáng trên mặt biển đấy.

Bàn về sinh học:

Các sinh vật có thể tạo ra ánh sáng chủ yếu sống ở đại dương. Chúng bao gồm cá, mực, sứa, vi khuẩn và tảo. Ở vùng biển sâu ngoài tầm với của ánh sáng, các mảng sáng có chức năng dụ con mồi (cá lồng đèn), gây nhầm lẫn cho kẻ săn mồi hoặc xác định vị trí bạn đời.

Động vật trên cạn phát ra ánh sáng bao gồm đom đóm, milipedes và rết. Một số loại nấm mọc trên gỗ thối rữa phát ra ánh sáng mờ gọi là ánh lửa.

Ánh sáng huỳnh quanh là ánh sáng được tạo ra bởi một vật thể chuyển đổi năng lượng điện từ không nhìn thấy được, chẳng hạn như bức xạ tử ngoại, thành một bước sóng nhìn thấy được. Một số khoáng chất, chẳng hạn như hổ phách và canxit, sẽ phát ra ánh sáng nhìn thấy nhiều màu sắc khi chúng được chiếu sáng bằng tia cực tím.

Mẹo lên màu với sự phát quang

  1. Ánh sáng màu của phát quang thường phân cấp từ màu này sang màu khác.
  2. Màu xanh lam-xanh lục phổ biến nhất trong đại dương vì những bước sóng đó truyền đi xa nhất trong nước.
  3. Lên màu cảnh trước bằng tông màu tối hơn mà không có sự phát quang, sau đó thêm các hiệu ứng phát sáng sau cùng sẽ là cách tạo nên bức tranh bạn ưng ý.

4. Nguồn sáng hiệu ứng nền và sự đa dạng của ánh sáng màu.

Ánh sáng này thường gặp vào buổi tối, khi mà phố lên đèn, đường xá tấp nập người, hay trên những con chợ nhộn nhịp. Ánh sáng màu lúc này đa dạng và nhiều hướng. Chúng thường không phải do dàn dựng mà ngẫu nhiên có. Ánh sáng màu vàng của màu ánh sáng đèn đường hay hàng quán. Ánh sáng màu đỏ màu xanh của các bảng hiệu, của đèn lồng trang trí. Những ánh sáng màu này phát từ nhiều nguồn và chúng tạo những vùng màu của ánh sáng trung gian. Tranh với nguồn sáng hiệu ứng nền với  ánh sáng màu đa dạng (dĩ nhiên là cũng nên tiết chế, chứ nhiều quá sẽ bị loạn mắt, tầm ba, bốn màu ánh sáng là ổn) sẽ làm tranh trong thú vị. Chúng sẽ hấp dẫn người xem khiến họ tò mò muốn khám phá ra các nguồn sáng ấy từ đâu.

Việc cộng hưởng màu sắc của sự vật với ánh sáng màu đa dạng và nhiều hướng cũng khiến tranh có không gian và chiều sâu hơn. Tuy nhiên, khó khăn trong việc thể hiện nhiều màu ánh sáng trong tranh cần sự hiểu biết về màu sắc cũng nhưng bù trừ màu để tranh không bị rực rỡ, cháy hay bạc màu.

Ánh sáng màu vàng từ đèn bàn ăn và ánh sáng trắng trên tường

Ngư kết bài~

Với 4 nguồn sáng với nhiều màu sắc ánh sáng khác nhau, Ngư đã chia sẻ với bạn đọc cách thức cũng như công dụng của mỗi loại ánh sáng này. Trong đời thực, chúng ta sẽ thường xuyên bắt gặp chúng nhưng khó phát hiện ra. Chúng rõ ràng vào ban đêm và thường được ứng dụng nhiều trong phim ảnh, kịch, sân khấu, âm nhạc, hoạt hình vô cùng đa dạng. Vì tính ứng dụng và truyền tải của những nguồn sáng kết hợp với ánh sáng màu khác nhau sẽ cho ra những thông điệp khác nhau.

Ở đầu bài viết, Ngư có nói: “Ánh sáng màu là sân khấu của nghệ thuật hội họa!” là vì thế. Màu sắc ánh sáng ảnh hưởng lên sự vật hiện tượng xung quanh, sự cộng hưởng ấy khiến tranh đa dạng và thú vị. Hay thử tưởng tượng, nếu vẽ một phù thủy cầm một quả cầu pha lê phát ra ánh sáng trắng và một phù thủy cầm quả cầu pha lê phát ra ánh sáng tím, hoặc đỏ, cảm giác sẽ hoàn toàn khác nhau. Đơn giản như buổi sáng, hoàng hôn và tối, chỉ đơn giản là ba cảnh sắc khác nhau với ba màu ánh sáng khác nhau đã tạo nên vô vàn sân khấu khác nhau rồi. Ánh sáng màu là thứ màu sắc kỳ diệu. Sự ảnh hưởng của nó với màu cục bộ của vật vô cùng khó nắm bắt. Nó yêu cầu kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm của người vẽ rất nhiều! Ở bài viết tiếp theo, Ngư sẽ chia sẻ cho bạn đọc chìa khóa nắm bắt “thứ màu sắc kỳ diệu” ấy nha~ Gặp mọi người ở bài viết tiếp theo.

NGƯ – Giảng viên R’art School

Cảm xúc xây dựng khóa học TẮC KÈ HOA

 

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận