Bố cục sức hút thị giác của đường nét 1. Bố cục sức hút thị giác dựa trên phối cảnh Không thể vẽ một cách chính xác nếu không cân nhắc đến bước xác định điểm quan sát và tầm nhìn hay còn gọi là bước thiết lập điểm mấu chốt. Điểm quan sát được...
Bố cục giai điệu/ âm giai đường nét 1. Ví dụ về bố cục giai điệu/ âm giai của đường nét Bố cục giai điệu/ âm giai của đường nét nghĩa là bạn có thể dùng đường nét chia tỷ lệ, chiều hướng từ những tranh vẽ chân dung cho đến những tranh vẽ phong...
Các loại bố cục của đường nét trong tranh vẽ! (phần 2) Bố cục kết nối đường nét Có 5 nguyên tắc bố cục đường nét thường được các nghệ sĩ sử dụng để xây dựng sức hút thị giác trên hình thức nghệ thuật. Chúng có thể được áp dụng độc lập cho giai...
Phương pháp kể chuyện bằng tranh minh họa hiệu quả!
Tranh minh họa ngày nay được phát triển áp dụng trong rất nhiều môi trường hoàn cảnh và mục đích khác nhau. Từ những mục đích thương mại, quảng cáo các sản phẩm cho đến nhu cầu nghệ thuật mang tính cá nhân hơn. Có thể bạn đã từng thấy rất nhiều tranh ảnh xung quanh nhưng không biết đó là tranh minh họa. Vậy tranh minh họa là gì? Tại sao chúng lại phổ biến như vậy? Phương pháp giúp bạn tạo ra một bức tranh minh họa hiệu quả và hoàn hảo!
Không còn là điều gì quá xa lạ với mọi người trong thời đại cởi mở hiện tại, mục đích mà nghệ thuật nói chung và hội họa nói riêng có thể tiếp cận con người cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn bao giờ hết. The R’art chúng tôi tin rằng điều nguyên sơ cốt lõi nhất khiến chúng ta tìm đến các môn nghệ thuật này là bởi khát vọng được bộc bạch, thể hiện hay thì thầm cho thế giới thấy điều gì đó từ cuộc sống, con người của mình. Tạm gọi vắn tắt điều này là nhu cầu kể chuyện, trong hội họa, tranh minh họa có thể nắm giữ vai trò này rõ ràng nhất!
Vậy tranh minh họa là gì?
Làm thế nào để bạn kể được những câu chuyện của chính mình bằng tranh minh họa?
“Mình” hay “chính mình” mà chúng tôi nhắc ở trên bao gồm rất nhiều đối tượng. Nếu bạn là một người chỉ tiếp xúc hội họa để thư giãn và để chia sẻ những câu chuyện cá nhân thì “mình” ở đây là chỉ chính bạn, và những câu chuyện sẽ là một ký ức, kỷ niệm, hình ảnh, một tình huống từ thực tế hoặc từ trí tưởng tượng mà bạn muốn kể bằng tranh vẽ cho mọi người xem.
Trong trường hợp khác “chính mình” ở đây cũng có thể là các sản phẩm, dịch vụ nào đó và những câu chuyện là những thông điệp, lợi ích, nguồn cảm hứng,… của chúng mang lại cho mọi người. Tóm gọn, tranh minh họa là một diễn giải đồ họa về ý tưởng, mục đích, thông điệp, câu chuyện,… của một đối tượng xác định, có chứa các yếu tố về hình thức, ánh sáng, màu sắc, phối cảnh, bố cục thị giác,…
Tranh minh họa bao gồm : Truyện tranh, tác phẩm hội họa minh họa trưng bày độc lập, poster quảng cáo; Brochure, Flyer, Graphic design; Thiết kế nhận diện, trang trí màu; Bìa sách, tạp chí; ấn phẩm quảng cáo, …
Có ba nhóm tranh minh họa chính:
Nhóm tranh minh họa đầu tiên là một bức vẽ không có bất kỳ tên hay tiêu đề, văn bản nào để diễn giải nội dung của tranh đó. Người xem hoàn toàn phụ thuộc vào tranh để tự đưa ra một ý tưởng hoặc khơi dậy phản ứng mong muốn.
Tranh minh họa lớp Tắc Kè Hoa này có thể người vẽ đang muốn kể về một chuyến đi của mình, nhưng câu chuyện chỉ dừng lại ở đó, người vẽ không nói rõ là mình đi đâu với mục đích gì. Nếu là tranh minh họa cho một sản phẩm quảng cáo, và đặt một nhãn mác gì lên chai rượu hoặc hình dáng chai rượu đặc trưng của một hãng nào đó thì cũng có thể người vẽ chính là đang muốn giới thiệu loại rượu mình đang uống hay ngay cả hãng hàng không mà người đó đi. Tất cả đều phải do người xem phỏng đoán bằng mọi tư liệu trên tranh vẽ có.
Nhóm thứ hai của tranh minh họa là có một tiêu đề, văn bản ngắn gọn và cũng có hình ảnh đường nét tranh vẽ. Tuy nhiên, thông điệp người xem nhận được không phải chỉ từ một trong hai văn bản hay hình ảnh mà từ cả hai yếu tố đó kết hợp lại thành một đơn vị hoàn chỉnh, góp phần đẩy mạnh thông điệp. Thường được dùng trong áp phích, quảng cáo trưng bày hay tạp chí.
Tranh minh họa lớpSư Tử Trắng, bạn có thể dễ dàng thấy tranh với nội dung gì vì cả phần văn bản và hình ảnh đều phục vụ chung cho một mục đích là The R’art School giới thiệu khóa học dành cho trẻ từ 12 – 13 tuổi!
Tranh minh họa ở nhóm thứ ba là câu chuyện được kể bằng bức tranh không đầy đủ. Mục đích là để khơi dậy sự tò mò, khiến người xem phải tìm câu trả lời trong văn bản. Nhiều quảng cáo được xây dựng theo kế hoạch này để đảm bảo việc đọc bản sao. Nếu câu chuyện được kể hoàn chỉnh thì mục đích của nó có thể thất bại, và kịch bản hoặc văn bản dễ dàng bị bỏ qua
Tranh minh họalớp Tắc Kè Hoa có thể hiểu câu chuyện trông như là lễ hội rước đèn trung thu, những đồ vật gì đó được treo lấp lánh trên cây và còn xuất hiện khắp nơi như lồng đèn, phía góc trái là dòng chữ “Tạc ánh trăng thơ”, nếu là lồng đèn thì tại sao lại tạc nhỉ. Nếu người xem muốn thật sự hiểu rõ hoàn toàn nội dung thì phải vào nơi có đăng đầy đủ nội dung này để xem nó là gì.
Tất cả các yếu tố trong một bức tranh minh họa từ đường nét đến văn bản,… mọi thứ đều cần thiết, quan trọng, phụ thuộc lẫn nhau, cùng nhau tạo nên một hình ảnh đạt được hiệu quả mong muốn!
2. Sự khác nhau giữa hội họa và minh họa – ranh giới mong manh
Trong một tác phẩm nghệ thuật thị giác bao gồm ba yếu tố được tham chiếu đến biểu đạt hình thành tác phẩm cũng như để phê bình và cảm thụ tác phẩm. Nó bao gồm chủ đề, nội dung và hình thức nghệ thuật. Trong tác phẩm hội họa chúng ta thấy rõ ràng yếu tố hình thức (bố cục, hòa sắc, cấu trúc hình thức) rõ ràng, đôi khi thấy rõ chủ đề, nhưng nội dung tác phẩm hay bức tranh thì dường như được che dấu rất kỹ. Người họa sĩ không muốn trình bày quá nhiều và để người xem theo đó có thể tùy đoán theo cảm xúc thưởng lãm. Nó đưa đến sự tò mò và lôi cuốn. Nội dung tùy thuộc vào người xem, mỗi người thưởng lãm, mỗi nội dung khác nhau, và nội dung sáng tác chính thức thì được tác giả cất giữ. Tùy hoàn cảnh thực tế mà người họa sĩ sẽ chia sẻ về nội dung, quyền công bố nó thuộc về người họa sĩ. Ví dụ bức Mona Lisa của Leonardo da Vinci chẳng hạn, không ai biết được nội dung muốn nói về điều gì.
Minh họa là hình thức nghệ thuật thị giác dùng để truyền thông. Người họa sĩ khi vẽ phải để lại thông điệp rõ ràng để người xem có thể cảm nhận được thông điệp đó một cách chính xác. Có thể thấy, chính vì thế mà phần chủ đề và nội dung của tác phẩm phải được dàn dựng khéo léo. Nội dung có thể diễn dịch theo nhiều ý nhưng tất cả là do ý đồ chủ đích của người nghệ sĩ. Họa sĩ phải dùng hình ảnh để định hướng nội dung và cảm xúc của người xem, qua đó trao gửi thông điệp rõ ràng.
Cả hai hình thức nghệ thuật vẽ tranh này đều phải tuân thủ yêu cầu chặt chẽ về vẽ đẹp (cấu trúc hình thức nghệ thuật, hòa sắc,…), nhận thức thông minh thị giác và bố cục hình thức nghệ thuật. Tất cả đều cần phải có để tránh kể lể. Hội họa không muốn kể lể, vì yếu tố trừu tượng chủ đề nội dung sẽ mất đi và dễ rơi vào minh họa. Trong minh họa cần tránh kể lể để có thể thâu tóm cảm xúc người xem qua những cái nhìn đầu tiên. Do đó, phần nội dung là phần khác biệt trong minh họa và hội họa.
Thông lệ quốc tế hiện nay đều dành tặng cho người biểu đạt hai hình thức nghệ thuật thị giác này đều là họa sĩ. Một là họa sĩ biểu đạt hội họa, một là họa sĩ minh họa. Sản phẩm hình thành nên của họ đều được công nhận là tác phẩm hình thức nghệ thuật. Không có khoảng cách giữa hai danh xưng này, càng không có sự rạch ròi bạn là họa sĩ biểu đạt thì không thể làm họa sĩ minh họa và ngược lại. Bạn là ai tùy thuộc vào tác phẩm bạn thể hiện và thời gian làm việc cùng với nó. Tất cả đều là nghệ thuật thị giác.
3. Phương pháp kể chuyện trong tranh minh họa!
Bạn cần áp dụng 6 bước sau đây để kể chuyện bằng tranh vẽ theo mong muốn của mình.
3.1. Sự hình dung để vẽ tranh minh họa
Hình dung là xây dựng hình ảnh cụ thể, rõ ràng với tất cả những dữ liệu, nguồn sự thật có thể tìm kiếm được từ một cái tôi, một ý nghĩ trừu tượng và rồi tô điểm thêm những hình ảnh đó bằng trí tưởng tượng của chúng ta một lần nữa. Khi đã xác định được điều chúng ta đang tìm thuộc về một trong ba nhóm trên, ta tiếp tục tìm hiểu yêu cầu, mục đích của những gì chúng ta sẽ làm. Chúng thuộc về những cảm xúc gì, hạnh phúc hay đau khổ, yên tĩnh, thư giãn, an ủi hay sóng gió,… trong cách tiếp cận. Chúng ta cần tìm hiểu các nhân vật trông như thế nào, bối cảnh, trang phục, sự vật liên quan. Trong minh họa hiện đại, các ký tự thường được tiếp nhận trước so với bối cảnh. Vì vậy, để tạo ra tranh minh họa bạn cần phải biết rõ mình thật sự muốn gì, vì đây là nơi khởi đầu cho mọi quá trình về sau!
Tranh minh họalớp Đom Đóm Xanh có thể cho bạn có thể hình dung sơ bộ như cảnh nào trời, ở một nơi có nhiều tuyết lạnh hoặc một cách đồng, nhưng đó là một khu du lịch nào đó… chẳng hạn, như trong tranh này nó sẽ thuộc nhóm một bởi vì sẽ chẳng có một văn bản nào trong hình dung cả.
3.2. Sự kịch tính của thể loại tranh minh họa
Xác định mức độ kịch tính cho câu chuyện trong tranh minh họa là điều rất quan trọng. Mức độ kịch tích này thể hiện thông qua tạo hình của từng nhân vật cho đến từng vị trí trước sau, xa gần hay kích thước lớn nhỏ giữa các nhân vật, hướng và chiều các nhân vật tương tác với nhau đều có một sức ảnh hưởng nhất định tới sự kịch tính!
Tranh minh họalớp Đom Đóm Xanh này cho thấy nếu đó là một cuộc hành trình thì hành trình đó là gì, như tranh minh họa này ta có thể thấy được 3 nhân vật trong đây cùng một nhóm người và có vẻ họ đang đi về phía lâu đài kia. Lâu đài không còn quá xa, như một nơi để trở về, dù theo bản phác thảo thì trông trông như đã về chập xế chiều vị trí chiều hướng các nhân vật đều xuôi về cùng một dòng và khá êm ả.
3.3. Tạo dựng chủ đề với tranh minh họa
Bạn hãy đặt vị trí mình như một người đạo diễn. Bạn sẽ chọn bối cảnh cho các nhân vật xuất hiện ở đâu, góc máy hay nói cách khác là góc nhìn như thế nào, từ phương vị nào, từ trên nhìn xuống hay từ dưới nhìn lên hay góc ngang qua,… góc nhìn nào có thể lột tả hết sự kịch tính mà bạn mong muốn. Trong khung nhìn đó, bối cảnh các nhân vật xuất hiện bao gồm những gì bên trong, thậm chí cả chất liệu bề mặt của bối cảnh, sần sùi thô cứng hay trơn láng, mềm mại, trong lành hay mịt mờ,… tất cả đều phục vụ cho sự hình dung và kịch tính mà bạn mong muốn trên trong tranh minh họa.
Trong tranh minh họalớp Đom Đóm Xanh câu chuyện giữa các nhân vật lại vô cùng kịch tích, góc nhìn dường như được đặt ở vị trí mà có thể lột tả được hết sự gây cấn trong trận chiến đó, cũng như người vẽ như đứng về phía nhân vật góc trái gần nhất. Thiện ác, sự tấn công từ bên nào, nhân vật nào bị động hơn cũng đều hiển thị rất rõ do chiều hướng thể hiện sự xung đột tứ phía của các nhân vật.
3.4. Đặc điểm dàn dựng kịch của tranh minh họa
Hãy tìm ra điểm khác giữa câu chuyện của bạn với những câu chuyện khác. Bạn có thể xây dựng nhân vật của bạn có những đặc điểm riêng biệt từ vẻ ngoài, vóc dáng, hình thái, trang phục, cử động đặc trưng đến cảm giác mà nhân vật đó mang lại. Hoặc bạn có thể tạo ra những đặc điểm về bối cảnh mà chỉ riêng trong câu chuyện của bạn người xem mới tìm thấy. Điều này tạo nên ấn tượng cho người xem nhớ về câu chuyện bạn đã xây dựng trong tranh minh họa.
Các nhân vật trong tranh minh họa của bạn có thể được tạo dựng sự khác biệt không chỉ bởi tình huống được mang tới bạn kể mà còn bởi vóc dáng, vẻ ngoài, điệu độ đặc trưng!
3.5. Các sắp xếp thiết yếu trong tranh minh họa
Từ đầu chúng tôi đã mách nhỏ với bạn rằng mọi yếu tố và bước đi của bạn đều phụ thuộc và hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, cách mà mỗi bức tranh minh họa của mỗi người nghệ sĩ là khác nhau sẽ nằm ở đây, nơi xác định bố cục, vị trí, mảng miếng. Mục đích của bố cục là để hình dung ý tưởng chung nhất. Khi vẽ tranh minh họa nếu không phải chỉ dành riêng cho bạn mà phục vụ cho công việc, thì bố cục giúp “đi trước” và cho khách hàng thấy sẽ có những gì được đặt để to nhỏ ra sao trong bản phác thảo của bạn.
Khi bạn sắp xếp mọi thứ tương đối đến bước này, bạn sẽ nhận ra mình có thêm vô vàn những ý tưởng, tạo hình nhân vật và sắp xếp vị trí đa dạng nhiều lựa chọn khác nhau hơn nữa! Mọi thứ trở nên rõ ràng hơn, bạn không bị cảm giác bất an hay mông lung trong quá trình biến ý tưởng trừu tượng thô sơ ban đầu trở thành những hình ảnh cụ thể hiển thị trên tranh vẽ của mình.
Một bức tranh minh họa đương nhiên sẽ không chỉ có các đường nét mà còn là những mảng màu sắc. Hãy thử áp dụng bố cục mảng sắc độ, từ mảng sáng, tối, đến xám,… đều phải cùng nhau cân chỉnh, phối hợp nhịp điệu một cách nhịp nhàng, cân bằng, nhấn mạnh và làm rõ điểm hút thị giác ban đầu bạn đã xác định. Bố cục sắc độ cũng quyết định rất nhiều đường dây từ mà các bước đầu mà bạn đã xây dựng. Cảm xúc, nội dung, chủ đề, thông điệp sẽ rõ ràng, mạch lạc và mang tính nhất quán hơn bao giờ hết!
Như các tranh minh họa này, ngay từ bản phác thảo bạn đã có thể thấy cùng với một khung cảnh, tình huống nhưng thông qua vị trí góc nhìn, các giá trị sắc độ đậm nhạt, ánh sáng khác nhau đã tạo nên vô vàng những cảm xúc hoàn toàn khác nhau.
3.6. Hoàn thiện – chỉnh trang tranh minh họa
Minh họa như được áp dụng ở đây là tiến tới hoàn thành tổng kết sơ bộ mà bạn đã thực hiện. Bây giờ, bạn tìm cách biến quan niệm của mình thành hiện thực. Đối với các nhân vật của bạn, hãy làm chúng trở nên sống động vì nét vẽ đẹp và những thứ mang tính thực tế. Đối với chất lượng âm sắc của hình thức, hãy chuyển sang hình thức thực trước, rồi dùng các kiến thức bố cục hình thức nghệ thuật chắt lọc bớt để đảm bảo chủ đề được mạch lạc giai điệu. Đối với các hiệu ứng ánh sáng và bóng tối, trước tiên bạn nên nhìn vào ánh sáng và bóng tối hiện có. Thiết lập từ hình ảnh của cuộc sống thực. Hình ảnh tinh thần mà bạn đang “chơi đùa” phải được linh hoạt và làm cho phù hợp với sự thật, thiếu điều này tranh của bạn một là sẽ thiếu đi tính logic theo tự nhiên cần có. Bạn có trách nhiệm cân bằng giữa cách thức tạo hình thức nghệ thuật thông qua bố cục thị giác và các yếu tố thuộc về hình thức chân thực từ cuộc sống.
Lời khuyên hữu dụng trong quá trình vẽ tranh minh họa
Sử dụng máy ảnh làm tư liệu khi vẽ tranh minh họa:
Máy ảnh có một sự phản chiếu rất chân thật mọi thứ, không ít người cảm thấy thất vọng khi làm việc với máy ảnh. Một đối tượng khi nhìn bằng mắt thì trông rất đẹp nhưng khi lên ảnh thì lại hoàn toàn khác, đặc biệt thấy rõ điều này trong ảnh đen trắng. Phần lớn sự mất mát là màu sắc và sắc độ khi người ta nhìn thấy nó. Nhiều thứ cũng bị mất vì máy ảnh không nhìn thấy theo cùng tỷ lệ và góc nhìn giống như hai mắt người. Hiệu ứng ba chiều không còn nữa, ngoại trừ trường hợp máy ảnh lập thể. Các đối tượng giảm kích thước theo khoảng cách một cách sâu sắc hơn nhiều trong ống kính đối với mắt. Điều này sẽ mang lại cảm giác méo mó, đặc biệt nếu đối tượng đã được chụp ở một phạm vi nhất định tương đối có khoảng cách tiêu cự lớn. Các giá trị sắc độ bạn nhận được là kết quả của chất lượng quang học của ánh sáng và phim (hoặc sensor trong digital camera) và có thể hoàn toàn khác so với cách bạn nhìn thấy chúng. Những thứ xuất hiện đầy màu sắc và rực rỡ có thể bị “chết”. Sau đó là mảng chi tiết sắc nét đến vô tận, không có độ mềm khi nhìn bằng mắt thường.
Vì những lý do đã nói ở trên, sẽ tốt hơn khi làm việc tạo bản sao đen trắng, bởi chúng sẽ hiển thị rõ nhiều giá trị sắc độ hơn là màu sắc. Đó là lý do tại sao việc sắp xếp các sản phẩm phải được thực hiện kỹ lưỡng trước đó. Xem xét cân chỉnh các loại giá trị sắc độ phía sau và xung quanh sản phẩm để đảm tính giai điệu như kế hoạch. Trang bị phông nền mỗi phông có những tông như tông sáng, tông trung bình, tông tối và tối sẫm. Mỗi phông nền mang một giá trị sắc độ cạnh các hình thức và bố cục sản phẩm cân chỉnh phù hợp. Bạn sẽ học được rất nhiều về sự tượng giữa các giá trị sắc độ và ánh sáng từ đủ hướng.
Lý do chúng tôi đưa ra lời khuyên này vào cho bạn khi vẽ tranh minh họa là bởi vì bạn cần có một sự thấu hiểu hoàn toàn với ánh sáng trong thực tế có sự tác động tương quan lẫn nhau với sắc độ, chất liệu,… không phải chỉ từ trí tưởng tượng.
4. Lời kết
Tới đây chắc hẳn bạn đã hiểu rõ toàn bộ từ tranh minh họa là gì, các loại tranh minh họa thường sử dụng, tính ứng dụng phong phú của tranh minh họa cũng như tất cả các phương pháp, bước đi giúp bạn tự vẽ tranh một tranh minh họa cho mình rồi đúng không nào! Cho dù bạn là người mới vẽ tranh, hay bạn đang học tập làm việc với chuyên ngành của mình, bạn cũng đều cần sự đúng đắn từ những bước đi đầu tiên!
Theo dõifanpage facebook The R’art school cũng như trang webrart.vn của chúng tôi để nhận được thêm nhiều thông tin kiến thức hay về nghệ thuật nói chung và hội họa nói riêng nhé!