Bố cục sức hút thị giác của đường nét 1. Bố cục sức hút thị giác dựa trên phối cảnh Không thể vẽ một cách chính xác nếu không cân nhắc đến bước xác định điểm quan sát và tầm nhìn hay còn gọi là bước thiết lập điểm mấu chốt. Điểm quan sát được...
Bố cục giai điệu/ âm giai đường nét 1. Ví dụ về bố cục giai điệu/ âm giai của đường nét Bố cục giai điệu/ âm giai của đường nét nghĩa là bạn có thể dùng đường nét chia tỷ lệ, chiều hướng từ những tranh vẽ chân dung cho đến những tranh vẽ phong...
Các loại bố cục của đường nét trong tranh vẽ! (phần 2) Bố cục kết nối đường nét Có 5 nguyên tắc bố cục đường nét thường được các nghệ sĩ sử dụng để xây dựng sức hút thị giác trên hình thức nghệ thuật. Chúng có thể được áp dụng độc lập cho giai...
Cách thức/ phương pháp tạo nên một ý tưởng sáng tạo
Làm những công việc sáng tạo, đặc biệt là trong mảng mỹ thuật hội họa, không phải lúc nào bạn cũng có đầy đủ ý tưởng. Thậm chí, bạn có thể gặp những cảm giác bế tắc, cạn kiệt suy nghĩ. Làm thế nào để thoát ra khỏi trạng thái cạn ý tưởng đó và tiếp tục có thêm những “luồng gió mới” trong hoạt động sáng tạo?
Thay vì trì hoãn, chờ đợi mông lung thêm vài ngày để ý tưởng “đột nhiên” xuất hiện thì The R’art chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn phương pháp tạo nên những ý tưởng mới từ việc khai thác, xây dựng, phát triển các câu hỏi nhé!
Không có gì khó khăn với người nghệ sĩ bằng việc ngồi xuống, bắt đầu với một tờ giấy trắng hoặc toan vẽ và tạo ra một ý tưởng. Những ý tưởng đến từ nhiều nguồn khác nhau, đa phần chúng đến từ hư không, hoặc là kết quả đến từ kinh nghiệm hoặc các gợi ý khác. Tuy nhiên, bỗng dưng trong một ngày bạn hoàn toàn cạn kiệt dòng cảm hứng đến từ những nguồn đó thì sao. Nếu sáng tạo là công việc chính của bạn, bạn không thể trì hoãn trong nhiều ngày hay vài tuần liền sau đó chỉ để chờ đợi vô định một sự may mắn rằng ý tưởng sẽ đến với mình vào lúc thích hợp.
Trong trường hợp thời hạn báo cáo sản phẩm sáng tạo gấp gáp cận kề, dĩ nhiên không thể chờ đợi như vậy. Bạn cần có một giải pháp linh hoạt hơn trong công việc sáng tạo này! Nếu bạn đang ở trạng thái hoàn toàn không có một nội dung ý tưởng tổng quát nào hay bạn đã có ý tưởng chủ đề nhưng không biết cách để khai thác. Vậy thì hãy để The R’art mở khóa cho bạn phương pháp tạo nên ý tưởng sáng tạo có thể áp dụng mọi lúc nhé!
1. Hình thành mục đích cụ thể, xây dựng ý tưởng sáng tạo từ bảng câu hỏi
Trong rất nhiều cách thức giúp tạo nguồn cảm hứng, ý tưởng cho công việc sáng tạo thì có một cách đã được chứng minh có thể dẫn một người đến các ý tưởng, bằng cách hướng tâm trí vào các kênh suy nghĩ thích hợp và hình thành một mục đích, sau đó cố gắng đáp ứng mục đích đó. Một ý tưởng không có mục đích sẽ ít nhiều có vẻ điên rồ hoặc tạo cảm giác vô cùng mông lung trong sản phẩm sáng tạo, trừ khi đó là điều bạn muốn.
Giả sử rằng những câu hỏi thông minh sẽ gợi ra những câu trả lời thông minh, chúng ta bắt đầu với một bảng câu hỏi. Lấy một tờ giấy và viết mọi từ mà bạn có thể nghĩ ra, có thể là phần mở đầu của một câu hỏi, hoặc thậm chí một nhóm từ sẽ mở đầu cho một câu hỏi. Giả sử chúng ta đang tìm kiếm các cách thức và phương tiện để quảng cáo một sản phẩm. Điền vào mọi câu hỏi mà bạn có thể hỏi về sản phẩm.
Khi bạn không còn nghĩ được gì nữa, hãy tiếp tục trả lời các câu hỏi của chính mình, hoặc cố gắng lấy thông tin để trả lời chúng. Chủ đề của bạn, chủ đề và cách trình bày bằng hình ảnh của nó, luôn ẩn trong các câu trả lời. Đây là một phương tiện để phát triển sự thật và khi bạn có sự thật thì chúng là những thứ hữu hình để làm việc. Việc minh họa các sự kiện hữu hình trở nên tương đối dễ dàng. Nó là phương tiện để biến tư duy trừu tượng thành tư duy cụ thể.
Sự thật mang đến những hình ảnh tinh thần. Nếu chúng tôi nói sản phẩm làm cho người ta khỏe mạnh, bạn sẽ gợi lên trong đầu mình hình ảnh về sức khỏe. Nếu chúng tôi nói sản phẩm làm cho một hoạt động nào đó, bạn sẽ nghĩ hoạt động ở dạng này hay dạng khác. Vì vậy, đây là cách hoạt động của bảng câu hỏi. Bây giờ bút chì của bạn có cái gì đó để trở nên bận rộn hơn, dần dần có cái gì đó rõ ràng hơn để viết ra từ sự hình dung. Những gợi ý nhỏ bắt đầu phát triển từ những câu trả lời.
Trong bảng câu hỏi mẫu dưới đây The R’art chúng tôi sẽ cho cung cấp cho bạn mà nếu nhìn sản phẩm trực tiếp sẽ không gây cảm hứng hay sự lãng mạn. Sản phẩm chỉ là miếng phô mai đơn giản. Trong các câu trả lời của mình, chúng tôi thấy mình liên tục nhưng vô thức nhấn mạnh về năng lượng.
Vậy giả sử ta có thể lấy từ “năng lượng” như ý tưởng chủ đề, tổng quát, thế thì khả năng của việc đặt vấn đề từ năng lượng là gì?
Nếu trong một gia đình, ai sẽ là người cần năng lượng và sức sống nhất?
Trong một vài hoàn cảnh thì bạn có thể trả lời là người đàn ông cần yếu tố đó nhất. Nhưng nếu sản phẩm được đặt để quảng cáo trong một tạp chí phụ nữ thì sao?
Bạn có thể chuyển thành tình huống là người vợ nào cũng sẽ quan tâm đến sức khỏe của chồng mình. Hoặc là ai trong gia đình cũng sẽ cần nhiều năng lượng cũng như sức khỏe, vậy thì việc của bạn là tiếp tục khai thác câu hỏi và trả lời các câu hỏi ấy, mỗi câu trả lời của bạn đều góp phần tạo ra những tình huống câu chuyện đa dạng khác nhau.
Sản phẩm của bạn có thể phát triển thành hai kiểu tình huống. Loại tình huống đầu, giả sử nếu bạn chọn đối tượng người đàn ông trong gia đình cần nhiều năng lượng nhất, bạn có thể xây dựng hình ảnh của người đàn ông sau khi đi làm về có thể tiếp tục phụ giúp việc nhà với vợ, ông ấy còn có thể chơi với con và chạy xe đạp tập thể dục, xen kẽ đó là là những hình ảnh người đàn ông nạp năng lượng bằng cách bổ sung cho mình một miếng phô mai trong ngày. Loại tình huống thứ hai là chúng ta có thể hiển thị một số món ăn trông ngon mắt trong lúc người chồng có thể đang đẩy máy cắt cỏ, mẹ vẫn đang dọn dẹp, những đứa con lấy một cuốn sách có công thức nấu ăn và tìm xem món nào ngon nếu được làm bằng phô mai.
Các trang về thực phẩm sẽ tốt nhất nếu được thực hiện bằng màu sắc vì thức ăn ở hình ảnh đen trắng đương nhiên không hấp dẫn khẩu vị. Ngoài những câu trả lời tương tự, bạn hoàn toàn có thể đưa ra những cách tiếp cận khác, nguồn gia súc tốt, sản xuất ít dầu mỡ, hương vị pho mát, nhiều vitamin và các phẩm chất tốt cho sức khỏe khác, nhiều cách để thiết lập.
Nói đến đây, từ một sản phẩm độc lập, chúng ta chưa biết liên kết mọi thứ với nhau như thế nào, bắt đầu từ đâu, chỉ với một tình huống giả dụ của The R’art chúng tôi, với nhiều câu hỏi được đặt ra, hình ảnh trong hình dùng của bạn dần trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết đúng không nào!
2. Tìm kiếm các ý tưởng lôi cuốn cơ bản
Đây là quy trình gần như phổ biến được hầu hết các nhà minh họa sáng tạo áp dụng. Minh họa chủ yếu dựa trên tâm lý học. Trong tất cả chúng ta đều có những ham muốn và bản năng cơ bản, và khi chúng ta được tiếp cận thông qua thông điệp truyền thông chạm vào những bản năng này, chúng ta sẽ đưa ra những phản ứng nhất định và có thể định trước. Nó tương tự việc không cần chứng minh rằng một người phụ nữ thường muốn bản thân trông xinh đẹp hơn hay một giám đốc kinh doanh muốn kinh doanh hiệu quả. Cùng với những thứ mà mọi người thích và muốn, bạn cũng cần phải biết những thứ thường khiến con người khó chịu hoặc trốn tránh.
Bạn có thể tạo ra giải pháp, giải quyết các vấn đề, nhu cầu cho mọi người xung quanh. Loại truyền thông này được chọn trước tiên, sau đó bạn bắt đầu nghĩ ra những cách để thể hiện chúng. Đây là cách trực tiếp và tích cực nhất để thu hút sự quan tâm của đối tượng mà bạn hướng tới, đồng thời cung cấp một cách tiếp cận rộng rãi với tính chính xác và tính sáng tạo.
3. Tổng quan các sự lôi cuốn
Bản năng làm mẹ.
Bản năng về tự bảo quản.
Bản năng bảo vệ.
Mong muốn chạy trốn.
Bản năng sợ hãi.
Khao khát được tự do từ nỗi đau.
Ham muốn sở hữu.
Mong muốn có sức hút.
Thích khen ngợi.
Mong muốn vượt trội.
Tự hào về quyền sở hữu.
Khát khao được quan tâm.
Mong muốn được thống trị.
Tham lợi lộc.
Những điều trên là những phẩm chất đã biết của bản ngã con người được liệt kê ra một cách rõ ràng, chúng ta không thể bỏ lỡ cơ hội truyền tải thông điệp. Điều này đúng với rất nhiều bản năng cơ bản có cơ sở tiếp cận để tạo ra các ý tưởng. Sự đa dạng ở con người chủ yếu là sự đa dạng về kinh nghiệm và mục đích. Việc chúng ta khác nhau về bề ngoài không quan trọng lắm. Người này muốn hát, người kia muốn nhảy, người nọ muốn sáng tác nhạc, nhưng tất cả đều muốn được chú ý và được khen ngợi.
Chúng ta chỉ cần xem xét cách phân tích mong muốn của chính mình để đến gần hơn với mong muốn của của người khác. Khi chính bạn mong muốn trở nên xuất sắc, tỏa sáng và người nào đó cũng vậy – có lẽ theo cách khác, nhưng cũng nhiều phần là như vậy. Bạn sẽ không thích sự nhạo báng hay trừng phạt, và một người khác cũng vậy. Bạn bực bội, một ai đó cũng vậy, vì một điều gì đó nằm ngoài bản năng ham muốn. Cả hai chúng ta đều có niềm tự hào. Họ sống gần như giống nhau, ăn những thứ giống nhau, thậm chí suy nghĩ đều giống nhau, do đó bất kỳ cơ sở tiếp cận nào tạo ra phản ứng trong chúng ta rất có thể sẽ diễn ra như vậy với người đó.
Nếu chịu khó nghiên cứu kỹ những người quen của mình, chúng ta sẽ có một nhóm người khá tốt để nắm bắt. Cuộc tụ họp ở nhà của bạn không khác nhiều với cuộc tụ họp tại nhà chúng tôi. Nếu một ý tưởng thu hút 6/10, thì có thể nó sẽ thu hút 60/100, hoặc bạn có thể đưa nó lên con số hàng nghìn với cùng tỷ lệ. Trong nghệ thuật thị giác, tác phẩm có sức hút ý tưởng cũng từ những bản năng cơ bản này.
Nhìn chung, cảm xúc của con người khá nhất quán. Tất cả chúng ta đều ghi nhận, giống như nhiệt kế, mức cao và thấp giữa các thái cực cảm xúc. Điều quan trọng là rút ra được cảm xúc mong muốn bằng những thông điệp mang tính cơ bản.
Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một vài ví dụ đơn giản, cơ bản từ tranh minh họa từ học viên nhí của The R’art school thực hiện.
Giả sử, sản phẩm của bạn là một thương hiệu nước trái cây lên men. Bạn có thể đặt ra những câu hỏi như là:
Tại sao lại sản xuất sản phẩm này?
Lợi ích tốt nhất của loại nước trái cây lên men này là gì?
Sản phẩm đến từ nguồn gốc nào?
Nguyên liệu thành phần chính của loại nước này là gì?
Ai có thể uống nước trái cây lên men này?
Tại sao khách hàng nên mua thử nó dù chỉ một lần?
Vị của nó như thế nào?
Loại nước này được sử dụng trong những dịp nào hay thời gian nào là phù hợp?
Có nên uống nước trái cây lên men mỗi ngày không?
Nước trái cây lên men này có thể kết hợp với những thực phẩm nào sẽ đạt được chất lượng tốt nhất.
Giá thành của nó thế nào? Có cao không?
Những đứa trẻ có thể uống loại nước này không?
Và nhiều hơn rất nhiều câu hỏi bạn có thể đặt ra. Mỗi câu hỏi bạn sẽ tự trả lời bằng tất cả nguồn thông tin sự thật mà bạn đối tác của bạn cung cấp, hoặc bạn có thể chủ động để hỏi thêm những điều bạn cần biết.
Cả hai tranh minh họa trên đều vẽ hình ảnh chai nước trái cây lên men và ly thủy tinh đi kèm. Mỗi một hình ảnh, học viên muốn kể cũng như đánh vào tâm lý khách hàng khác nhau. Ví như tranh bên trái một loại nước trái cây lên men vừa cao cấp vừa tốt cho tiêu hóa, chúng an toàn để có thể phục vụ cho mọi người ở trên những chuyến bay đường dài, hạng thương gia chẳng hạn. Còn tranh bên phải là như đánh vào tâm lý người xem luôn muốn được thư giãn, tạo ra một hoạt cảnh khiến người xem thấy mình như được đi du lịch ở một nơi nào đó xa xôi, có cánh đồng đầy hương thơm, có bầu trời trong lành đẹp đẽ với xa xa là khinh khí cầu.
Rồi cùng hai ly thủy tinh thể hiện rằng bạn đang đi cùng một ai đó, cả hai cùng ngồi dưới khung cảnh tuyệt đẹp và thưởng thức loại nước trái cây lên men này. Địa điểm khung cảnh trong hình cũng có thể ngầm nói lên nơi xuất xứ, quê hương mà loại nước trái cây lên men ra đời. Khách hàng có thể uống khi ăn kèm với các loại bánh ngọt. Hai tranh vẽ, đặt sản phẩm ở những hoạt cảnh đánh vào tâm lý phân khúc khách hàng khác nhau với những mục đích khác nhau. Đây là lý do chúng tôi nói, khi bạn càng tạo ra nhiều câu hỏi, càng đi sâu vào vấn đề thì mọi ý tưởng dần rõ ràng hơn trong sự hình dung của bạn rất nhiều.
Chúng tôi tiếp tục với một ví dụ khác để bạn có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi, tự trả lời để tìm ra mục đích hướng đến và hình thành ý tưởng.
Giả sử, sản phẩm bạn nhận được từ đối tác là sản phẩm về bánh kẹo nói chung. Bạn cần phải đưa ra những câu hỏi tương tự như ở trên, thậm chí nhiều hơn để hiểu về sản phẩm của mình và chọn ra một mục đích cụ thể gắn với sản phẩm của mình.
Cơ bản nhất sau khi bạn trả lời các câu hỏi, bạn sẽ hình dung ngay một bàn đầy bánh kẹo hấp dẫn. Thì sự hình dung cũng như tác phẩm của bạn sẽ cho ra như hình phía trên đây.
Nhưng nếu bạn đặt những câu hỏi và nắm bắt để mang lấy những trải nghiệm khác cho khách hàng. Thì tranh của bạn có thể có nội dung như hình bên dưới là mọi người đều lạc vào một thế giới bánh kẹo cổ tích. Từng nhân vật đều là bánh, từng cái xe, cái cầu bắt ngang hay cả tòa lâu đài đều là bánh kẹo, tạo nên cảm giác đầy ngọt ngào, đầy màu sắc, cảm nhận chân thật về hương vị hay độ mềm cứng của các loại bánh kẹo được nâng lên trong mắt khách hàng.
Không dừng lại ở đó, một học viên khác cũng muốn vẽ thế giới bánh kẹo nhưng không muốn miêu tả một khung cảnh bánh kẹo nhiều loại đầy màu sắc rộng lớn như thế. Mà muốn tập trung làm rõ một loại kẹo cho mùa giáng sinh mang cảm giác cứng giòn hơn nhưng vẫn ngập tràn sắc màu, học viên đã vẽ tranh minh họa bên dưới, làm rõ những ý đồ được khai triển từ các câu hỏi.
Tới đây, bạn đã nắm chắc trong tay một phương pháp tạo nên ý tưởng có thể sử dụng những lúc mà bạn tưởng chừng như bế tắc và cạn kiệt những dữ kiện tạo nên nguồn cảm hứng và ý tưởng nhất.
4. Thông điệp tình cảm trong minh họa
Khó có ai mà không có tình cảm, mặc dù nó được che giấu và che đậy để tự vệ với bất kỳ lý do nào. Chúng ta hãy giả định rằng không ai có cuộc sống trải đầy hoa hồng. Tình cảm là bức tường thành mà chúng ta dựa vào, giúp chúng ta có thể chấp nhận sự đơn điệu và tầm thường không thể tránh khỏi của cuộc sống trong bước tiến của nó. Tất nhiên, tình cảm có thể được sử dụng một cách tinh tế và khéo léo trở thành tài sản to lớn; hoặc nó có thể giống như vẫy cờ sau tiết mục tạp kỹ tồi để nhận được những tràng pháo tay không xứng đáng với màn trình diễn. Tình cảm phải rung động thật sự thì mới hiệu quả và giá trị.
Theo đó, một số chủ đề nhất định sẽ phù hợp với những tâm lý nhất định, một từ diễn đạt khác của tình cảm. Ví dụ, xà phòng vệ sinh gắn liền với sự quyến rũ, tươi mát – sự bảo vệ hoặc đóng góp cho sắc đẹp. Vậy thì tuổi trẻ, sự lãng mạn, sự đáng yêu là cách tiếp cận tinh thần tình cảm. Chuyển sang xà phòng giặt, ta có tình cảm mái ấm, tình mẫu tử thể hiện qua những bộ váy sạch sẽ, thơm tho của các cô gái nhỏ. Có rất nhiều yếu tố khai thác như nền kinh tế, đời sống lao động,… mà việc sử dụng xà phòng thường thể hiện một loại tình cảm nào đó.
Sau một vài kinh nghiệm, chúng tôi thấy rằng tâm lý chắc chắn là cơ sở của những ý tưởng sáng tạo. Vấn đề thực sự của chúng ta nằm ở phần trình bày. Dưới đây là một ví dụ:
Nước hoa : Sự lãng mạn, sự quyến rũ, gợi cảm, tình dục.
Sữa : Sức khỏe, sức hấp dẫn của người mẹ, sự thèm ăn, gia đình.
Thức ăn cho bữa sáng : Sinh lực, sức khỏe, hiệu quả công việc, ngon miệng.
Máy hút bụi : Hiệu quả, tiết kiệm lao động, dành thời gian cho việc khác.
Thuốc: Bản năng sinh tồn, sức sống.
Nội thất: Đẹp, thiết kế hiệu quả, nhà, niềm tự hào.
Danh sách có thể tiếp tục vô tận. Tiếp cận chủ đề của bạn theo cách này chỉ đơn giản là tìm cách và phương tiện để diễn giải các thông điệp khác nhau. Đến đây vấn đề của bạn là phối hợp các nguyên tắc cơ bản về hình ảnh để phù hợp với mục đích. Quay trở lại danh sách trên, nhiều suy nghĩ về chủ đề hình ảnh sẽ hình thành. Sẽ không phải là ý tưởng tồi tệ nếu bạn tạo ra một số ý tưởng nhỏ về những gì xuất hiện trong đầu.
5. Tái tạo ý tưởng cũ
Đây là một mỏ vàng nếu có thể tiếp cận một cách thông minh. Có một câu nói xưa rằng “không có gì mới dưới ánh sáng mặt trời”. Sẽ luôn có tình huống tương tự, sản phẩm tương tự. Lúc nào đó bạn phát hiện những thông điệp cũ nhưng là cơ bản cho ý tưởng hay. Với một dòng tiêu đề mới, một sáng tác hoặc cách trình bày mới, chúng ta sẽ tiến trình cải tiến nó. Nhưng đừng biến thành kẻ “đạo nhái”, cuộc sống vẫn tiếp diễn theo cùng một cách, nên chắc chắn sẽ có sự trùng lặp.
Một người mẹ đang tắm cho con có thể cho chúng ta một ý tưởng so sánh để minh họa. Chủ đề như thế khó có thể coi là tài sản của riêng một ai. Nhưng vì lòng tự tôn nghệ sĩ, chúng ta sẽ trình bày lại theo cách thức mới. Rõ ràng việc sưu tầm các nguồn tư liệu là không thể thiếu trong quá trình làm nghề minh họa. Quá khứ, là những cái phải trân trọng, vì cuộc sống tiếp diễn theo cùng một cách.
Các ý tưởng trang bìa, triển lãm để được chấp thuận cũng như công chúng đón nhận phải độc đáo, hợp thời và thông điệp mạch lạc. Chúng phải phản ánh được các mối quan tâm xã hội, thể hiện chút hài hước,… và phải có sức hút thị giác nghệ thuật. Nó không được có thành kiến, ảo tưởng, tôn giáo bè phái, không khoan dung về chủng tộc, hành vi thô tục hoặc gương xấu dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu cơ sở của ý tưởng là trò đùa, thì ý tưởng đó phải lành mạnh, không có ác ý hoặc lạm dụng…
Ý tưởng và chủ đề càng có giá trị nhân văn nhiều càng được công chúng đón nhận và lưu truyền.
6. Tâm lý trong truyện tranh
Tâm lý có thể được áp dụng trong truyện tranh. Bạn có thể kêu gọi sự đồng cảm và hiểu biết của con người, hoặc bạn có thể coi thường điều gì đó, thậm chí đến mức chế giễu. Không ai có thể quy định một công thức chính xác cho truyện tranh, vì sự hài hước nằm ở cách diễn giải cụ thể ý tưởng, nhưng công thức sử dụng, một cách có ý thức hoặc vô thức, bởi những người hài hước, và tất cả dựa trên tâm lý con người.
Một số công thức đã được thử nghiệm sau dưới đây:
Nhân phẩm bị xúc phạm.
Tạo ra sự bất công mong đợi.
Chuyển biến từ nghiêm túc sang lố bịch.
Chế giễu tệ hại nghiêm trọng.
Kẻ yếu chiến thắng kẻ mạnh.
Kẻ vi phạm đến với sự đau buồn.
Lật ngược thế cờ.
Cơ hội bất ngờ để trả thù.
Bỏ qua quy ước.
Đảo ngược kết quả hợp lý.
Cái tát bất ngờ.
Thoát khỏi tình trạng khó khăn.
Chơi chữ.
Sự cố hài hước.
Tâm lý đằng sau việc cười là một sự thay đổi trạng thái cảm xúc nhanh chóng, một sự điều động bất ngờ của tâm trạng khác, một sự đảo ngược suy nghĩ đột ngột. Người hài hước đã nói rằng chỉ có khoảng một chục câu chuyện cười cơ bản, và người pha trò làm việc với các biến thể mới của những câu chuyện này. Các bộ phim Hollywood hoạt hình gần đây vẫn được xây dựng dựa trên tâm lý cảm xúc cơ bản này. Nhìn thấy một chiếc ghế bị gãy dưới một người, có thể khiến tất cả mọi người trở nên buồn cười. Trượt chân và ngã xuống vũng bùn không khác gì màn trình diễn phụ cho người xem, đặc biệt nếu nó là cú ngã sấp mặt thì càng để lại tiếng cười nhiều hơn. Tất cả những điều như vậy là ý tưởng của truyện tranh. Tiếng cười đến từ ý tưởng hài hước, hoặc một tình huống khó khăn, hoặc từ một sự chuyển biến nghiêm trọng sang lố bịch.
Bản chất của các nhà sản xuất truyện tranh là rất nghiêm túc, cho đến khi được yêu cầu kể một câu chuyện, khi đó khả năng hài hước mới xuất hiện. Lĩnh vực này đòi hỏi sự sáng tạo cá nhân rất cao, nó phải luôn độc đáo. Sự phóng đại đơn giản của bản vẽ là không đủ cho cách tiếp cận hài kịch; quan sát sâu sắc các đặc điểm và phản ứng của con người được gói gọn trong truyện tranh hay. Ý tưởng quan trọng hơn bản vẽ. Trên thực tế, một số họa sĩ truyện tranh giỏi nhất hoàn toàn không phải là người vẽ phác thảo giỏi, và họ hài hước hơn tất cả. Nhưng chắc chắn việc miêu tả các biểu hiện có thể đóng vai trò trong sự hài hước bằng hình ảnh. Kiến thức về xây dựng hình thức cấu trúc và bố cục thị giác càng giúp sự hài hước tăng cao.
Các bản vẽ truyện tranh nên giữ tông màu đơn giản, hình thức, mô hình cũng vậy không nên phức tạp. Chúng chủ yếu dựa trên bố cục sắp xếp đối lập, tương phản cao. Nếu bạn phức tạp trong xây dựng hình thức bạn càng làm giảm hương vị hài hước cần có. Nó được thiết lập dựa trên hình thức nghệ thuật thị giác và làm biến dạng hoặc cường điệu hóa, vì thế chúng nên đơn giản hóa cấu trúc.
Khi một người có kinh nghiệm trong lĩnh vực minh họa, các ý tưởng thường liên quan chặt chẽ với nhau. Thời gian là yếu tố quyết định để ý tưởng hình thành và thể hiện như thế nào. Ngồi trên một chiếc ghế êm ái với thời gian đọc hầu như không giới hạn khác với người tranh thủ đọc thông điệp trong khoảng thời gian ăn sáng. Vì thế, ý tưởng nên được thiết lập với hình thức phù hợp, phổ biến để bạn suy nghĩ cách thức biểu đạt cho ý tưởng dựa trên các yếu tố sau:
Nó có thể được xem và đọc trong phạm vi được phân bổ khung thời gian?
Trình bày của nó có nên đơn giản đến mức tối đa không?
Có thể lấy thêm thứ gì nữa mà không ảnh hưởng đến hiệu quả truyền đạt của nó không?
Ý tưởng có phù hợp với phương tiện truyền thông không?
Nếu nó phải bán thứ gì, nó là gì?
Hãy nghĩ xem nếu nó được nhìn từ xa, thì chi tiết của nó có thấy không?
Bạn có được 7 người trên 10 người nghĩ rằng nó tốt?
Bản thân bức tranh có thể hiện ý tưởng hay nó phải mang một lời giải thích bổ sung?
Nó có được sự chú ý và bình luận mà bạn không cần phải có thêm đợt khảo sát nào?
Bạn có thể thành thật nói rằng, nó là của riêng bạn?
Bài kiểm tra này hơi khắc nghiệt, nhưng khi ý tưởng của bạn vượt qua nó, nó sẽ đem lại sự hài lòng cho bạn. Tất cả các ý tưởng đều phải chịu sự phê bình và dư luận, cho dù chúng ta có thích hay không. Lời phê bình là khó chấp nhận nhất, vì vậy thật không ngoan khi lường trước những lời chỉ trích không mong muốn dường như không thể tránh khỏi và hãy là nhà phê bình nghiêm khắc nhất của chính bạn. Hãy tìm kiếm những lời phê bình từ người đại diện cho công chúng.
7. Lời kết
Tới đây, các bạn chắc chắn đã sở hữu cho mình một bí quyết đặc biệt giúp bạn không bao giờ rơi vào trạng thái cạn ý tưởng hoàn toàn và không biết làm gì rồi đúng không nào! Nghệ thuật không phải là một điều gì đó chỉ là cảm hứng nhất thời, mông lung hay mơ hồ như những gì đại đa số chúng ta thường nghĩ. Với The R’art school chúng tôi, ngay cả những vấn đề ít được đề cập đến vì chúng ta luôn nghĩ nó là hiển nhiên, hiển nhiên như việc ý tưởng đến từ một nơi không rõ ràng hay bất chợt, thì vẫn luôn có cách giải quyết của riêng nó, hội họa không là một điều gì mơ hồ.
Không dừng lại ở những kiến thức hay ho, mà chúng tôi còn quan tâm đến quá trình sáng tạo tác phẩm của học viên. Vì The R’art hiểu rằng bạn đam mê, yêu thích hội họa không phải chỉ bởi thành phẩm là một bức tranh đẹp, mà bạn còn say mê, cảm thấy hứng thú trong từng bước vẽ, tận hưởng cả quá trình sáng tạo đầy thú vị!