“To lớn làm nên sự vĩ đại, nhưng cái gần gũi lại có được cái cảm xúc chân mỹ nhất”

Ở độ tuổi từ 12 tuổi trở lên, giai đoạn này khóa học sẽ giúp các bạn tổng hợp các kỹ năng, thuần thục ánh sáng, tác động màu sắc…một bức tranh trong trẻo, tỷ lệ bố cục ưa nhìn, các chủ thể gắn chặt vào tranh.

Khóa học hội học cho các bạn từ 12 tuổi trở lên

5 cấp độ – Mỗi cấp độ gồm 8 buổi học

Học phí: 3.000.000đ/Khóa

TỔNG QUAN TẮC KÈ HOA

1.CÁC VẤN ĐỀ GIÁO DỤC

Tâm lý lứa tuổi này bắt đầu phân chia giới tính rõ rệt, phân chia tính cách rõ rệt. Tựu chung sẽ chia thành hai nhóm trẻ : một là hướng ngoại và còn lại là hướng nội. Lứa tuổi này hướng ngoại nhiều hơn. TRong nhóm hướng ngoại có bạn lại cực kỳ hiếu động. Ngược lại trong nhóm hướng nội lại có bạn có khuynh hướng cực kỳ thụ động và ngại giao tiếp. Nhóm hướng ngoại có khuynh hướng chưa tập trung vào bộ môn này, hoặc tập trung chỉ trong thời gian ngắn tầm 45 phút. Nhóm hướng nội thì lại có khuynh hướng tập trung chú ý bài giảng hơn, tiếp thu tốt hơn. Nhưng có thể có nhược điểm cố hữu là cầu toàn, duy mỹ nên cũng dễ bỏ qua hoặc không chấp nhận cách thức, phương pháp của R’art.

Trẻ em ngày nay rất ít đọc sách văn xuôi. Một vài phụ huynh và học viên thì lại nghĩ rằng cho các bạn xem truyện tranh nhiều là kích thích được khả năng hội họa của bạn ấy. Như đã phân tích vấn đề giáo dục trong phần sóc chuột. Ở lứa tuổi tiểu học chúng ta phải bắt đầu cho các bạn làm quen dần với văn xuôi, hoặc truyện văn xuôi ngắn có tranh minh họa, hạn chế dần truyện tranh trình diễn dưới dạng hoạt hình. Khi đọc quá nhiều truyện tranh dạng hoạt hình, các bạn dễ đóng khung ý tưởng hình ảnh nhân vật. Trí não con người khi lắng nghe hay khi đọc văn xuôi đều có khuynh hướng diễn dịch bằng hình ảnh thông qua não bộ. Nó kích thích trí tưởng tượng phóng phú. Và nửa, ở dạng văn xuôi thì tri thức truyền tải rất nhiều đó là nguồn tư liệu chính yếu để sáng tác về sau.

Lứa tuổi này rất dễ chấp nhận hình tượng trong bất kỳ lĩnh vực nào, và mau chóng biến nó thành khuôn mẫu. Giáo dục hiện nay thì quá nhiều khuôn mẫu làm tư duy cảm xúc và logic kém dần. Tư duy về phân tích và phản biện dần mất. Hội họa giúp các bạn giao tiếp được các vấn đề xã hội dưới góc độ suy nghĩ cá nhân nếu chúng ta có cách thức cụ thể rõ ràng. Thử điểm qua các chương trình mỹ thuật đang dạy ở các trường phổ thông và đa số các trung tâm dạy chép tranh theo mẫu…

Lứa tuổi này các bạn chưa biết nói lên chính kiến, một vài bạn bị vấn đề tâm lý từ môi trường giáo dục gia đình và xã hội … hội họa có thể giúp các bạn nó lên tâm lý nội tại của mình, nó sâu sắc hơn mọi lời nói, mọi câu chữ. HỘi họa có thể giúp phát hiện vấn đề này nhằm hỗ trợ giáo dục tâm lý lứa tuổi.

2.CÁC VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC HỘI HỌA VÀ MONG MUỐN PHỤ HUYNH VÀ HỌC VIÊN :

Giai đoạn này, các bạn đã vẽ được tranh như các tác phẩm nghệ thuật chưa. Các bạn còn thiếu điều gì để biểu đạt những sáng tác của họ thành tác phẩm nghệ thuật ?

Có bao nhiêu hình thức nghệ thuật hội họa ?

Có bao nhiêu chất liệu dùng để biểu đạt ?

Chất liệu nào phù hợp với hình thức biểu đạt nào ? Đâu là gốc rễ của vấn đề này ?

Để chuẩn bị cho con đường mỹ thuật chuyên nghiệp hoặc mỹ thuật ứng dụng, tơi cần làm gì ?

Các vấn đề trong giai đoạn này trở nên rõ ràng, khúc chiết và thẳng thắn hơn

Các bạn khi vẽ tranh còn thích kể lể, chưa biết đặc tả hình ảnh, lột tả cảm xúc

Các tác phẩm gặp vẫn còn bị vấn đề về sư trong trẻo

Các mảng hình đỡ rời rạc, phân mảnh, nát vụn nhưng chứ có sợi dây liên kết

Hòa sắc vẫn chưa thật sự hoàn hảo theo từng chất liệu

Chưa biết cách điệu hình ảnh

Chưa thuần thục hiệu ứng với chất liệu, bút pháp chưa rõ

Về sáng tác cứ bám sát vào chủ đề, chưa biết cách dựng hình ảnh gần gũi thân quen để diễn tả gián tiếp một chủ đề đặt nặng về cổ động mà thiếu giá trị nhân văn, nhân sinh.

3. GIẢI PHÁP TỪ HỘI HỌA CỦA THE R’ART SCHOOL :

Các biểu đạt hiện đang dừng ở tác phẩm nhỏ. Các bạn sẽ được dạy về bố cục, kỹ năng tối thiểu của hình họa để vẽ đặc tả.

“Hình họa sự trưởng thành của người nghệ sĩ”

“Bố cục cũng được hình thành từ cảm xúc của người nghệ sĩ”

CÁch điệu. Làm quen với các trường phái hội họa “Trừu tượng chưa hẳn là cái tôi quá lớn”

Thực hành các hình thức hội họa với nhiều chất liệu “Ấn tượng trên từng vết cọ”

Đặc tả sự vật. Bố cục tạo hình “Chuyển động của sự tĩnh lặng”

“Cái kỳ diệu nhất của hội họa lại nằm ở giai điệu âm thanh mà người xem tưởng tượng được”

Tư duy sáng tác tác phẩm

“To lớn làm nên sự vĩ đại, nhưng cái gần gũi lại có được cái cảm xúc chân mỹ nhất”

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

  • Sóc nhí
    Độ tuổi: Hội họa cho trẻ từ 9,10 tuổi
    Học phí: 3.000.000 đ/khóa - 8 buổi - 5 cấp độ
  • Sóc nâu
    Độ tuổi: Hội họa cho trẻ từ 9,10 tuổi
    Học phí: 3.000.000 đ/khóa - 8 buổi - 5 cấp độ
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận