“Hiểu về ánh sáng, làm chủ hòa sắc và pha màu”

Độ tuổi: Hội họa cho trẻ em từ 7 tuổi
Học phí: 2.000.000 vnd/khóa – 8 buổi – 5 cấp độ

Hoạt hình hóa nhân vật, tựu chung là cách biểu đạt bằng đường nét, mảng màu phóng túng, tự do ít ràng buộc bởi thực tế. Nó trừu tượng hình ảnh theo cảm xúc, hành động, sự di chuyển, sự kịch tính. Các mảng hình biểu đạt theo lối trừu tượng thậm xưng, ẩn dụ nhằm thu hút người xem. Chiếm giữ cảm tình thông qua biểu đạt hình ảnh theo cách này, nó kỳ dị, ngộ nghĩnh hơn trong tả thực. Mặt khác, hoạt hình hóa nhân vật nó để lại cá tính cảm xúc, cách người nghệ sĩ nhìn cuộc sống dưới góc độ thị giác. Nó giúp người nghệ sĩ biểu đạt “cái đẹp” nhân vật theo cách họ mong muốn mà không phụ thuộc vào người mẫu. Bao cảnh, ngữ cảnh, hòa sắc cũng dễ dàng sáng tác hơn theo ý họ mong muốn. Họ có thể biểu đạt nó nhằm gia tăng sự kích tích, dẫn dắt hay giam hãm thị giác theo cách họ muốn người xem nhìn vào. Hoạt hình hóa nhân vật là một loại hình nghệ thuật thị giác tuần tự phi trình diễn (sân khấu, phim ảnh là loại hình nghệ thuật thị giác tuần tự có trình diễn).

 

 

Trong hoạt hình hóa, truyện tranh thì thiết kế nhân vật là rất quan trọng. Nhân vật phải được xây dựng dựa trên ý niệm về tính cách, diện mạo, thể hình, hành động, nghề nghiệp, … cá nhân của họ. Nếu nhân vật là sự vật thì phải được nhân cách hóa. Nó được gắn thêm vào các giác quan của con người, trí tuệ, tình cảm như của con người. Nó thể hiện sự mong muốn giao tiếp của con người với mọi thứ xung quanh.Nhân vật sau khi sáng tạo nên bạn phải cố định nó trong mỗi lầu biểu đạt khung hình tuần tự qua từng bức tranh kể. Nhật vật không thể thay đổi, chỉ có hành động, tư thế, biểu cảm, cảm xúc thay đổi mà thôi.

Để làm như thế, bạn phải biết cách cấu trúc hóa mọi đối tượng bạn nhân cách hóa. Đó là hình họa hóa mọi phép vẽ. Bạn không thể vẽ hoạt hình nếu như tư duy vẽ đi từ đường nét đường viền. Bạn phải hiểu về giải phẫu học, tất nhiên không chuyên sâu như là vẽ tả thực cổ điển. Bạn càng hiểu về nó thì bạn càng có khả năng biểu đạt những hoạt động bằng ít đường nét nhất. Nhân vật của bạn càng mang tính trừu tượng cao, và do đó người đọc sẽ hướng sự thu hút về phía cốt truyện. Nếu mất đi tính trừu tượng, người xem sẽ hút thị giác và xem nó như là tác phẩm hội họa hơn.

 

 

  • Hiểu về cấu trúc của sự vật muốn hoạt hình hóa. Tỷ lệ hóa nó theo cách thức riêng. Trong cả hai phép này bạn phải biết cách gắn cá tính nhật vật vào trong toàn bộ cấu trúc. Cá tính nhân vật bao gồm: tính cách, diện mạo, thể hình, hành động, nghề nghiệp, … Sau đó chúng ta tìm hiểu và nắm rõ để phác thào các hành động, biểu hiện, trạng thái, cảm xúc của nhân vật. Tạo các phác thảo này thật nhiều.
  • Cần nắm vững hòa sắc trong cảnh sắc. Cảnh sắc sẽ tạo cảm xúc, không gian cốt truyện. Bạn không cần phải thực tế hóa từ cuộc sống, nhưng đừng diễn tả quá xa rời tự nhiên. Màu sắc phải được hòa sắc để diễn tả cảnh sắc (không gian, thời gian, trạng thái tinh thần,…). Màu sắc trong hoạt hình hóa nhân vật nó rất quan trọng, nó cần phải đi theo bố cục tạo hình để có thể nổi bật đường dây thị giác làm rõ nội dung.
  • Yếu tố quan trọng trong cảnh sắc, nó tác động vào màu sắc làm nên hòa sắc. Các bạn nhỏ phải được học về hướng sáng, bóng đổ. Vật trong tối và ngoài sáng, màu trong tối và ngoài sáng. Sắc thái của các vật thể được hình thành từ sự tán xạ qua lại của các vật cạnh nhau. Tất cả các màu sắc đều bị ảnh hưởng bởi màu chủ đạo.
  • Bố cục là một trong những nguyên tắc nền tảng để có thể kể chuyện bằng hình ảnh. Bố cục giúp bạn hình dung thông điệp thông qua các phác thảo, lựa chọn trong các phương án này bản phác thảo nào giúp bạn thể hiện mạch lạc thông điệp nhất có thể để biểu đạt ra tác phẩm cuối cùng. Một tác phẩm sau bố cục hợp lý ngoài việc thấy rõ âm giai, bạn còn thấy được đường dẫn thị giác “ve vuốt” dọc theo chủ đề, còn ngữ cảnh sẽ giúp xây dựng cảm xúc kịch tính trong nội dung truyền tải. Các bạn nhỏ còn hiểu thêm như thế nào là giam hãm thị giác khác với tạo đường dẫn thị giác mang tính âm giai. Phương pháp bố cục mà chúng tôi truyền đạt, nó không cản trở tư duy sáng tác, mà nó là một trong những phương pháp nền tảng của tư duy sáng tác. Nó giúp bạn nhỏ phát triển nội dung của chủ đề. Nó không bị giới hạn bởi chất liệu cũng như trường phái biểu đạt. Nó ứng dụng cho mọi lĩnh vực thuộc về nghệ thuật thị giác, xây dựng cá tính riêng của người vẽ.

“Hoạt hình hóa nhân vật, nên đến từ cảm xúc”

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

  • Sóc nhí
    Độ tuổi: Hội họa dành cho trẻ em từ 7 tuổi
    Học phí: 2.000.000 vnd/khóa - 8 buổi - 5 cấp độ
  • Sóc nâu
    Độ tuổi: Hội họa dành cho trẻ em từ 7 tuổi
    Học phí: 2.000.000 vnd/khóa - 8 buổi - 5 cấp độ
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận