Kiến trúc và kiến trúc sư – định hướng một ngành nghề.

Kiến trúc là một trong những ngành kiến lập xã hội,  tác phẩm kiến trúc xuất sắc có thể cải thiện chất lượng cuộc sống  con người hằng ngày. Quần thể kiến trúc tốt sẽ mang đến giá trị nhân sinh cho nền văn minh nhân loại. Hình thức biểu đạt kiến trúc ghi lại mối quan hệ không gian với thế giới tự nhiên xã hội. Nó tiết lộ nhiều điều về môi trường và khí hậu, thời tiết, giá trị văn hóa lịch sử, phong tục tập quán, nghi lễ, trình độ cảm thụ nghệ thuật, cũng như các khía cạnh khác của đời sống ….

Trong xã hội năng động, hiện đại như hiện nay thì kiến trúc sư là một nghề đang được nhiều  người ưa chuộng,  nghề đào hoa nhất trong các nghề, nghề của sự cân bằng hoàn hảo. chỉ khi bạn mong muốn một điều gì đó kỳ diệu trong tưởng tượng thành một cấu trúc và đưa ý tưởng đó lên giấy hoặc vào máy tính và sau đó chuyển tầm nhìn đó thành hiện thực thì bạn nên chọn ngành kiến trúc thay vì nghệ thuật.

1. Các tố chất cần thiết để trở thành một kiến trúc sư.

Một kiến trúc sư phải biết yêu cái đẹp, yêu lí tưởng sáng tạo. Họ cần có một số tố chất mà bắt buộc phải có.

+ Đầu tiên phải kể đến đó là sự đam mê, sự mong muốn, khát khao theo đuổi cái ngành kiến lập nên xã hội có đam mê chúng ta mới có được động lực để cống hiến hết cho những “đứa con tinh thần“ của mình. Có đam mê thì sẽ có được mục tiêu của cuộc đời biết mình yêu cái gì ghét cái gì và từ đó thấu hiểu được bản thân nhiều hơn.

Người ta có một câu nói “đam mê sẽ khơi nguồn cảm hứng và rót sức sống, năng lượng cho mọi điều bạn nghĩ, mọi việc bạn làm.” Đam mê nó như song hành cùng với người kiến trúc sư nói riêng và những ngành khác nói chung. Đam mê sẽ tái tạo lại thế giới và nó làm cho mọi thứ sống động và có ý nghĩa hơn.

+ Khiếu thẩm mỹ là một điều kiện cần của người kiến trúc sư trên con đường thực hiện cái đam mê của mình, để tạo ra một không gian, một công trình kiến trúc đẹp thì kiến trúc sư phải là người có khiểu thẩm mỹ, tư duy sáng tạo tốt, có cá tính, tư duy logic nhạy bén đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của khách hàng.

+ Sự khéo léo thông qua kỹ năng vẽ tay và dựng các mô hình mô phỏng, sự khéo léo của một kiến trúc sư còn để luyện tập tính kiên trì khi thực hiện bản vẽ. Người khéo léo luôn giải quyết vấn đề phức tạp, khó khăn một cách hiệu quả và đầy tinh tế. Khéo léo không chỉ thể hiện ở đôi bàn tay mà còn thể hiện ở cách hành xử trong mọi phương diện.

+ Ngoài những vấn đề kỹ năng trên, cần có một bộ não đầy sự tưởng tượng nhưng quan trọng nhất vẫn là tầm nhìn. Trong con mắt của kiến trúc sư mọi thứ xung quanh đều có thể trở thành tác phẩm. Từ việc phân tích tổng quan về cấu trúc cho đến  những chi tiết nhỏ nhặt nhất. Thay đổi góc nhìn cũng như là thay đổi không gian. Không gian tác động trực tiếp đến cảm xúc của mỗi người. Khi mỗi con người chúng ta được sống, thỏa mãn, thư giãn trong đúng không gian thuộc gu thẩm mỹ của chúng ta ít nhiều cũng giải tỏa được những năng lượng tiêu cực, tái tạo những nguồn năng lực tích cực giúp chúng ta có tinh thần vững chắc trước những công việc khó khăn. Do đó người kiến trúc sư phải có cái nhìn tốt, nhạy bén trong việc tạo ra không gian mang đến cảm xúc và trải nghiệm thú vị với mọi người .

+ Tác phẩm thiết kế kiến trúc khác với các loại hình nghệ thuật hình ảnh khác. Nó là một bộ các bản vẽ kỹ thuật. Họ phải thể hiện chi tiết một cách kỹ càng. Nó là điều kiện luôn luôn bắt buộc, vì nó gắn liền và liên quan đến độ chính xác để triển khai thi công. Cần phải đúng từng milimet, khớp nối các bộ phận với nhau rõ ràng không chút sai sót, thì công trình mới đảm bảo được kết cấu cũng như sự bền vững của nó. Xem ra kiến trúc sư cần rèn luyện sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, và tập trung.

+ Nhưng mặt khác, đối với việc phát triển ý tưởng ban đầu thì sự tỉ mỉ và chi tiết hóa dường như chưa thể bắt tay vào được. Ý tưởng là một khái niện trừu tượng , nó thường được phát hiện và tạo ra thông qua quá trình sáng tạo của chúng ta. Những ý nghĩ, ý niệm, nối tiếp những lập luận, để trừu tượng nên ý tưởng chưa từng tồn tại trước đó. Trong lúc bộ não của chúng ta suy nghĩ để trừu tượng thì đôi tay của chúng ta luôn hoạt động không ngừng để trừu tượng hóa bằng những đường nét duy mỹ mang tính sắp đặt không gian cao. Kiến trúc sư, bậc thầy trong việc sắp đặt không gian hữu ích.

2.Tác phẩm của kiến trúc sư thường là gì?

Dĩ nhiên, tác phẩm hiện thực là những công trình xây dựng đã hoàn thành, điều tôi muốn chia sẻ với mọi người là những tác phẩm trong quá trình thiết kế, những công việc hàng ngày mà người kiến trúc trải qua.

+ Những nét vẽ nguệch ngoạc là một dạng ghi chép nhanh vẽ lại những sự vật hiện tượng. Người vẽ sẽ vẽ nhanh, chắt lọc những đặc điểm nổi bật của đối tượng. Từ đó, trong kiến trúc xuất hiện bộ môn ký họa nhằm cho các bạn sinh viên và những người làm nghề có thể thực hiện nhanh những ý tưởng chớp nhoáng rèn luyện sự tư duy quan sát, cũng như khá năng lưu nhớ những điểm nổi bật.

Bộ môn ký họa này chia ra làm hai loại, ký họa nét và ký họa mảng. Chúng có vai trò ngang nhau đều thể hiện nhanh được ý không cần quá chi tiết. Chỉ cần có những đường nét hoặc mảng chính nào đó nhưng bật lên được ý tưởng thì đó được xem là sự thành công trong bước đầu hình thành nên tác phẩm vĩ đại sau này. Chúng ta có thể hình dung như thế nào và vì sao đôi khi không cần quá chi tiết mà chỉ cần một vài đường nét hoặc những mảng hình đơn sơ là cũng đủ diễn đạt được ý tưởng của mình. Một công trình kiến trúc đẹp để lại ấn tượng cho người xem. Chưa xét về mặt công năng, ta sẽ nói về phần ý tưởng của mặt đứng trước. Không phải một công trình đẹp là một công trình hoàn hảo về độ tinh xảo, về chi tiết và về sự xắp xếp hoàn hảo. Mà một công trình đẹp để lại ấn tượng mạnh cho người xem là một công trình có sự tinh tế trong việc tạo ra điểm nhấn về khối cho nó. Hoặc đôi khi nó xuất phát từ một thành phần rất nhỏ, một cánh cửa sổ màu cam trên một bức tường xám hay là nhưng hàng lam, hoa gió làm điểm nhấn cho công trình. Những chi tiết nhỏ nhặt nhưng góp phần tạo điểm nhấn, xu thế cho ngôi nhà. Những thứ như vậy, từ đâu được phát triển. Dưới con mắt sắp đặt của người kiến trúc sư tất cả không còn là những đường nét nguệch ngoạc, run rẩy trên giấy, những mảng hình trước sau mà nó trở thành một tác phẩm mang tính thị giác cho con người.

Đường nét là không thể thiếu trong mỗi tác phẩm của kiến trúc sư. Nó miêu tả hình khối, miêu tả chất liệu, chi tiết hóa, không gian hóa một cách chính xác. Một ngành mỹ thuật tạo hình chính xác.

+ Khi càng đi sâu vào lĩnh vực kiến trúc, ta còn thấy nhiều điều hơn nữa. Bây giờ chúng ta càng tiến gần đến thị hiếu của con người hơn. Xã hội càng phát triển, nhu cầu về việc an cư cũng như tận hưởng cuộc sống của con người càng ngày càng nâng cao. Yếu tố thẩm mỹ cũng được đặt lên hàng đầu .

Nếu bước ký họa sử dụng đường nét hay mảng hình để phát triển nhanh ý tưởng thì bước tiếp theo sau đây sẽ làm rõ hơn về phần ý tưởng đấy. Người kiến trúc sư sau khi sơ phác sẽ biểu đạt ý tưởng thông qua hình thức diễn họa với màu để thể hiện màu sắc, chất liệu và sự kết nối hiệu quả các công năng.

Diễn họa kiến trúc là gì? Nó là bản vẽ biểu đạt góc độ các thành phần chi tiết của các đối tượng sao cho truyền tải được giá trị thẩm mỹ  và đầy đủ nội dung. Vì ở đó, phần nào nó phải diễn tả được chất liệu cũng như không gian vật thể ,mô phỏng được không gian bên trong và bên ngoài của công trình kiến trúc. Diễn họa được áp dụng nhiều trong các bộ môn của kiến trúc. Nó bao gồm: diễn họa kiến trúc, nội thất, cảnh quan, môi trường, …

Chúng ta thường thấy màu sắc trong bộ môn diễn họa này thường sử dụng là màu nước loãng và maker. Ít và dường như là không sử dụng màu đặc trong các bản vẽ. Không ít trong số chúng ta sẽ có thắc mắc về vấn đề này. Màu nước loãng hay màu maker là hai màu sử dụng phổ biến trong diễn họa kiến trúc. Vì sao? Màu nước là chất liệu ưu việt trong việc tả chất liệu từ thiên nhiên, một chất liệu thường dùng trong xây dựng công trình. Các chất liệu màu đặc, cho người xem cái nhìn đoán định về những vật chất giả tạo. Công việc kiến trúc sư nên là người sắp đặt không gian hữu ích, trong khi khía cạnh màu sắc và chất liệu, vật liệu nên để dành cho khách hàng chọn lựa. Màu nước loãng, vừa đủ sự nhẹ nhàng, vừa đủ sự khiêm tốn để trưng cầu ý kiến khách hàng. Khiêm tốn cũng là đức tính cần rèn luyện. Đừng để khách hàng không duyệt phương án chúng ta vì những mảng màu đặc, nguyên họ không thích mặc dù không gian hữu ích mà bạn thiết kế là rất tuyệt vời. Những phương án nhanh, ý tưởng bất chợt thì màu nước luôn là lựa chọn hàng đầu trong việc diễn họa. Ngoài ra nó còn tránh đi việc làm mất đường nét phát thảo, tránh ý tưởng ban đầu bị mất đi.

3.Tại sao việc tuyển sinh đầu vào lại thi vẽ đầu tượng thạch cao?

Tượng thạch cao

 

Có khi nào chúng ta thắc mắc rằng, tại sao thi kiến trúc lại là thi vẽ đầu tượng mà không phải là trang trí màu hay vẽ chân dung không? Thực ra câu trả lời nó đã nằm tại điều kiện, kỹ năng mà người kiến trúc sư cần có ở trên.

Một đầu tượng thạch cao có gì nhỉ? Nó có cấu trúc giải phẫu đầu người (hộp sọ, xương và các cơ), có tỷ lệ cho từng thành phần mà bạn phải nắm bắt và thể hiện chặt chẽ. Còn gì nữa? Nó có yếu tố thẩm mỹ thông qua thông qua những chi tiết mà mình phải khác họa. Ứng với mỗi nguồn sáng tác động lên đầu tượng, bạn phải biểu đạt tính không gian của nó (mảng sắc độ, tính xa gần, tính chặt chẽ và lỏng lẻo, vùng sáng – bán sắc – tối, bố cục hình thức nghệ thuật thị giác, … Tất cả những yếu tố này đều khớp với những kỹ năng cần có một kiến trúc sư, bậc thầy của sắp đặt không gian hữu ích.

Hơn nữa, đầu tượng được làm từ thạch cao, là chất liệu không màu. Trong kỹ năng và công việc thường làm của người kiến trúc như trên phân tích. Màu sắc là lựa chọn sau khi tham vấn từ ý kiến khác hàng. Việc sắp đặt không gian hữu ích mới là công việc của người kiến trúc. Bạn chỉ cần đường nét thôi, nhưng phải diễn tả được tính nhất yếu này. Chính vì thế bạn không cần phải nghĩ đến màu sắc khi thể hiện đầu tượng trong bài thi. Nó buộc phải không màu, nhưng bạn phải dùng đường nét để thể hiện nó là cấu trúc hình thức nghệ thuật thị giác.

The R’art School có khóa học với tên gọi “Kiến vàng”. Nó là chương trình giáo dục nghệ thuật thị giác giành cho các bạn dấn thân đi theo cong đường kiến trúc.

Như vậy, bạn đã hiểu rõ rồi phải không! Hiểu thì sẽ biết mình cần phải làm gì. Hơn nữa trong lần hiểu này, chúng ta sẽ hiểu cả một vấn đề lớn về định hướng nghể nghiệp mà người kiến trúc sư cần có và sẽ làm. Đó là bạn và công việc của bạn mai sau. Lựa chọn nó hay rẽ hướng qua mỹ thuật ứng dụng khác, luôn là quyết định đúng đắn của bạn. Hội họa giờ đây đã là con đường!

Sài gòn , 25/01/2024

Thanh Thuận – giảng viên  The R’art School

Cảm xúc xây dựng khóa học KIẾN VÀNG

5 4 đánh giá
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

guest

1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận