Bố cục sức hút thị giác của đường nét 1. Bố cục sức hút thị giác dựa trên phối cảnh Không thể vẽ một cách chính xác nếu không cân nhắc đến bước xác định điểm quan sát và tầm nhìn hay còn gọi là bước thiết lập điểm mấu chốt. Điểm quan sát được...
Bố cục giai điệu/ âm giai đường nét 1. Ví dụ về bố cục giai điệu/ âm giai của đường nét Bố cục giai điệu/ âm giai của đường nét nghĩa là bạn có thể dùng đường nét chia tỷ lệ, chiều hướng từ những tranh vẽ chân dung cho đến những tranh vẽ phong...
Các loại bố cục của đường nét trong tranh vẽ! (phần 2) Bố cục kết nối đường nét Có 5 nguyên tắc bố cục đường nét thường được các nghệ sĩ sử dụng để xây dựng sức hút thị giác trên hình thức nghệ thuật. Chúng có thể được áp dụng độc lập cho giai...
1. Ví dụ về bố cục giai điệu/ âm giai của đường nét
Bố cục giai điệu/ âm giai của đường nét nghĩa là bạn có thể dùng đường nét chia tỷ lệ, chiều hướng từ những tranh vẽ chân dung cho đến những tranh vẽ phong cảnh có tầm nhìn rộng và xa hơn theo một cách phù hợp và có nhịp điệu.
Chúng tôi sẽ lấy lần lượt các hình ảnh ví dụ bên dưới đây.
Nếu chân dung này được vẽ thêm tư thế dáng người cùng với bao cảnh thì dựa vào tỷ lệ cơ thể và góc nhìn, ta sẽ xác định vị trí các bộ phận cơ thể nên tạo kiểu dáng nào để cho tổng thể tranh được cân đối, hài hòa.
Từ những đường nét phác thảo một cách chi tiết như tranh dáng cô gái nằm phía trên, chúng ta có thể sử dụng hai đường nét cong và thẳng cơ bản để phác thảo bố cục đơn giản, nhanh chóng, xác định dáng người hay vị trí các sự vật xung quanh như hai tranh bên dưới.
Nếu bạn nào đã tiếp xúc hội họa một thời gian, chắc hẳn các bạn sẽ biết các loại bố cục cơ bản như chữ X, Y, S, C, V, O,… này. Đây cũng là những bố cục âm giai của đường nét tạo nên những nhịp điệu, sức sống khác nhau cho tranh.
2. Cách sử dụng các đường nét để tạo ra những hình thức bố cục
2.1. Cách sử dụng các đường nét để tạo ra bố cục đối xứng
Ngoài ra chúng ta còn có thể dùng đường nét để chia các phép chia nhỏ cho bố cục đối xứng.
Hình thức phân chia nhỏ áp dụng tốt nhất cho chủ đề có tính chất tôn giáo hoặc trang nghiêm.
Có những lúc chúng ta mong muốn đạt được sự sắp xếp tuyệt vời. Vì thiết kế cơ bản của “Đấng tạo hóa” đối với sự sống sinh học là sự sao chép của mặt này với mặt kia, chẳng hạn như mặt của cơ thể con người. Sự sắp xếp dựa trên cùng một loại và đối xứng thông qua trục. Nó không có nghĩa là phải trùng lặp một cách chính xác, nhưng phải có sự cân bằng hoàn toàn về đơn vị hoặc khối, đường nét và không gian, của mặt này với mặt kia.
Các bức tranh tường của nhà thờ luôn tuân theo bố cục này. Nó có thể được sử dụng để mang lại lợi ích lớn trong các chủ đề mang tính biểu tượng, lời kêu gọi ủng hộ, chủ đề về anh hùng hoặc đề xuất hòa bình và công lý.
Sự cân bằng hình thức gần như là cách tiếp cận duy nhất trong thời gian trước đây và các tác phẩm tuyệt vời đã được xây dựng với nó. Phần lớn chính là hình thức thiết kế này đã mang đến vẻ đẹp lộng lẫy như vậy cho các tác phẩm của Michelangelo, Rubens và Raphael.
Tác phẩm “Nâng thập tự” (“Raising of the Cross”) của Rubens, được sáng tác vào năm 1610, là một bộ tranh ba tấm được vẽ cho bàn thờ chính của nhà thờ St Walpurgis ở Antwerp, nơi đã bị phá hủy vào năm 1817.
Bố cục chéo của tác phẩm tràn đầy sức sống và màu sắc sống động, phản ánh rõ nét những ảnh hưởng từ Michelangelo, Caravaggio và tranh Venetian mà Rubens đã hấp thụ trong thời gian ở Ý. “Raising of the Cross” là sự kết hợp hoàn hảo giữa kỹ thuật hội họa và cảm xúc mạnh mẽ, thể hiện qua những chi tiết tinh tế và bố cục táo bạo, ghi dấu ấn đậm nét trong những năm đầu tiên của Rubens tại Antwerp.
Tâm điểm của tác phẩm là cảnh chín người lính đang ra sức dựng cây thánh giá, nơi thân thể nhợt nhạt của Chúa Giêsu đang treo. Hành động kịch tính này được chứng kiến từ bên trái bởi Thánh John, Đức Mẹ Maria và một nhóm phụ nữ, trẻ em đang khóc thương. Bên phải, một sĩ quan La Mã đang quan sát từ trên lưng ngựa, trong khi các binh sĩ phía sau đang đóng đinh hai tên trộm.
Chủ đề của tác phẩm được trải rộng khắp cả ba bảng, tạo nên một bức tranh toàn cảnh về sự đau khổ và hi sinh. Mặt ngoài của các bảng cánh được trang trí với các thánh Amand, Walpurgis, Eligius và Catherine của Alexandria, bổ sung thêm chiều sâu và ý nghĩa tôn giáo cho tác phẩm.
Nếu bạn cần sử dụng các đường nét để tạo ra những hình thức hay hình mẫu cho sản phẩm trang trí thiết kế nào đó của riêng bạn và không biết bắt đầu từ đâu thì đây cũng được xem như là một cách để vừa bắt tay làm, không phải chờ đợi buộc phải có sẵn một ý tưởng nảy ra trong đầu thì đây chính là giải pháp dành cho bạn. Bạn có thể bắt đầu từ đường nét phân chia tỷ lệ đồng đều này, từng bước trong quá trình làm đều là sự gợi ý cho bước vẽ hiện tại và tiếp theo bạn sẽ làm.
Bước 1: Hãy thử vẽ các nét đứt thành đường chéo, ngang và đứng, và sau đó đồ đậm lại vài đoạn đường chéo bất kỳ, bạn sẽ nhận ra hành động này cho bạn vô số những gợi ý thiết kế các hình thức và mẫu khác nhau rất thú vị.
Bước 2: Bạn có thể chọn điểm bất kỳ nào, rồi vẽ lặp lại đường chéo giữa tất cả các điểm tương tự.
Bước 3: Tạo các không gian bạn mong muốn bằng các mảng hình.
Nếu một bản vẽ dựa trên thiết kế tuyến tính cơ bản như này thì nó sẽ có sự thống nhất về tuyến. Thông qua ví dụ từng bước trên bạn có thể hiểu hơn về mối quan hệ cơ bản của sơ đồ thiết kế, phân chia không gian bằng nhau tạo ra thiết kế hình thức. Nếu thiết kế không dựa vào sự phân chia bố cục như vậy thì sẽ khó có thể thành hình thức.
Trong tác phẩm Deposition (Hạ táng Chúa) của Raphael, ông sử dụng các đường chéo dối xứng, hình tròn và hình vuông để tạo nên một cấu trúc hài hòa và cân đối. Bằng cách áp dụng các hình dạng hình học này, Raphael đảm bảo rằng các nhân vật và yếu tố trong bức tranh được sắp xếp theo tỷ lệ hoàn hảo, góp phần tạo nên cảm giác trật tự, tăng cường sự hài hòa thị giác và nâng cao tác động cảm xúc của cảnh tượng. Juliette Aristides, trong tác phẩm quan trọng của mình Classical Painting Atelier, nhấn mạnh cách những kỹ thuật cổ điển này đóng vai trò then chốt trong việc tạo nên chất lượng vượt thời gian của các tác phẩm của Raphael.
Hình thức chia nhỏ cũng có thể được sử dụng không đối xứng nếu một người đủ thành thạo. Chúng tôi giới thiệu một phương pháp khác, hoàn toàn khác biệt với việc phân chia không gian đối xứng hoặc đối xứng động. Chúng tôi hy vọng nó sẽ mang lại lợi ích to lớn cho các bạn thông qua những bố cục thể hiện áp đặt không hề mang tính nền tảng.
2.2. Cách sử dụng các đường nét để tạo ra bố cục phân chia không đối xứng và không bằng nhau
Chúng ta sẽ thực hành chia nhỏ biến thể từ các hình chữ nhật, hình vuông hình thức, miễn là ngay từ đầu tỷ lệ bạn chọn là con số vô tỉ không phải là con số hữu tỉ. Ví dụ bạn chia ½ hoặc ¼ sẽ là con số thập phân hữu tỉ (0,5; 0,25) nhưng nếu bạn chia 3 hoặc chia bất kỳ không phải hữu tỷ bạn sẽ có một phép chia vô hạn không dừng lại.
Những gì thuộc về vô hạn sẽ có sự sinh trưởng tự nhiên và do đó nó sẽ có sức hút thị giác. Nếu phân chia như vậy, nó sẽ mang đến cho nghệ sĩ sự tự do trong bố cục. Nó giúp bạn phân chia không gian một cách không đồng đều bằng những đường kẻ. Tốt nhất không đặt đường thẳng tại một nửa, một phần tư, một phần ba cũng hạn chế dùng (vì 1/3 sẽ tắt dần) trong chia không gian.
Sau đó, vẽ đường chéo phân chia không gian lớn từ các góc đối diện. Tại giao điểm đường chéo và đường kẻ đầu, hãy vẽ một đường ngang qua khoảng trống. Bây giờ hãy vẽ các đường chéo trong trong bất kỳ hình chữ nhật nào có được, nhưng chỉ từ một đỉnh đến góc đối diện. Hai đường chéo cắt nhau giống như chữ X sẽ chia đều hình chữ nhật, điều mà chúng ta không muốn.
Bây giờ bạn có thể vẽ các đường ngang hoặc vuông góc tại bất kỳ giao điểm nào, do đó tạo ra nhiều hình chữ nhật để chia lại các đường chéo. Theo cách này bạn không bao giờ chia cùng một hình hai lần theo cùng một cách.
Nó đưa ra rất nhiều gợi ý về vị trí các hình, khoảng cách và đường viền, không có hai khoảng trống nào hoàn toàn bằng nhau và trùng lặp, ngoại trừ hai nửa ở mỗi bên của một đường chéo. Nếu bạn có một chủ đề trong tâm trí, bạn sẽ bắt đầu thấy nó phát triển từ từ. Các khoảng trống tạo nên các mảng hình không bao giờ bằng nhau giữa các đường nét. Đây có lẽ là một nền tảng thú vị rất đáng nghiên cứu hơn là những cách thức bố cục tạo hình áp đặt vô lối.
Dưới đây là một thực hành nhỏ cho sự phân chia không đối xứng, không bằng nhau với nhiều nhân vật.
Còn đây là thực hành nhỏ cho sự phân chia không đối xứng, không bằng nhau với nhiều số ít nhân vật, chủ yếu sử dụng bố cục để tạo nên dáng ngồi của nhân vật sao cho hợp lý nhất.
Bởi vì, khi một không gian được phân chia theo cách thể hiện này, việc lựa chọn từng vị trí và nhân vật sao cho phù hợp đóng một vai trò quan trọng và sẽ phát triển ra các thành phần còn lại, nên nó mang tính sáng tạo rất cao. Đây được xem như là đề xuất sáng tạo mạnh mẽ nhất của cách thức chia không đồng đều, so với các hình thức chia nhỏ đồng đều dùng để khởi đầu cho sự sắp xếp. Bạn bắt đầu sáng tạo cho đường nét đầu tiên của mình khi bạn sử dụng chia không đồng đều. Nó giúp chúng ta vượt qua sự trống rỗng của tờ giấy trắng trước mặt mà không có ý tưởng nào trong đầu.
Nếu bạn có một chủ đề trong đầu, nó sẽ phát triển sau một hai lần thử. Nếu bạn không có một chủ đề nào trong đầu, chẳng mấy chốc các đường nét sẽ gợi ý cho bạn điều gì đó, giống như những đường nét này đã làm trong các bức thảo nhỏ cơ bản của những học viên nhí tại The R’art school ở trên. Bố cục này giúp công việc lên ý tưởng, bố cục, bố cục thu nhỏ thuận lợi và nhanh chóng hơn rất nhiều. Khi các ý tưởng phát triển, chúng có thể được thực hiện với các mô hình, v.v… Khi các đường phân chia ban đầu được xóa đi, chắc chắn rằng bố cục sẽ cân bằng hay “ăn khớp” với nhau rất nhịp nhàng. Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian cho chúng ta.
3. Kết
Cơ sở lý luận cho việc chia tách, lập đường dây bố cục chủ đề đồng đều và không đồng đều kể trên, là những biến thể từ các hình thức tỷ lệ vàng, các hình chữ nhật hình thức biến thể tỷ lệ vô tỉ. Tất cả nguyên lý chúng tôi đã trình bày trong một cuốn sách về bố cục tạo hình dành cho chương trình khóa học Kiến Vàng, Ong Thợ của The R’art. Toàn bộ không gian sẽ được chia mà không có khoảng cách nào bằng nhau nhưng điều kỳ diệu là nó đem lại cảm giác cân bằng trên tổng thể. Chủ đề, bao cảnh tự dưng sẽ có được bố cục đa dạng trong sự hài hòa một cách nhất quán.
Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ nêu lên cách chúng ta thực hành bố cục để tạo sức hút thị giác thông qua cách đặt vị trí tầm mắt, vị trí góc nhìn và khoảng cách quan sát, hãy cùng theo dõi nhé!