Bố cục sức hút thị giác của đường nét 1. Bố cục sức hút thị giác dựa trên phối cảnh Không thể vẽ một cách chính xác nếu không cân nhắc đến bước xác định điểm quan sát và tầm nhìn hay còn gọi là bước thiết lập điểm mấu chốt. Điểm quan sát được...
Bố cục giai điệu/ âm giai đường nét 1. Ví dụ về bố cục giai điệu/ âm giai của đường nét Bố cục giai điệu/ âm giai của đường nét nghĩa là bạn có thể dùng đường nét chia tỷ lệ, chiều hướng từ những tranh vẽ chân dung cho đến những tranh vẽ phong...
Các loại bố cục của đường nét trong tranh vẽ! (phần 2) Bố cục kết nối đường nét Có 5 nguyên tắc bố cục đường nét thường được các nghệ sĩ sử dụng để xây dựng sức hút thị giác trên hình thức nghệ thuật. Chúng có thể được áp dụng độc lập cho giai...
Có 5 nguyên tắc bố cục đường nét thường được các nghệ sĩ sử dụng để xây dựng sức hút thị giác trên hình thức nghệ thuật. Chúng có thể được áp dụng độc lập cho giai điệu (chủ đề, chủ thể), cho nhịp điệu (bao cảnh, ngữ cảnh) và kết hợp giữa giai điệu và nhịp điệu.
Sự đối lập
Sự chuyển tiếp
Sự phụ thuộc
Sự tái diễn, lặp lại
Sự cân đối
Sau đây, chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn lần lượt các nguyên tắc trên nhé!
1. Nguyên tắc đối lập
Sự đối lập diễn ra khi hai đường nét gặp nhau, chúng tạo ra hoặc phân chia ra một không gian, bắt đầu gợi lên cảm giác về một mối liên hệ từ các đường nét đó.
Theo hình mà The R’art chúng tôi diễn giải bằng chì đơn giản thì các bạn có thể hiểu nguyên tắc đối lập là nguyên tắc mà bao cảnh là những người nằm một chiều ngang hoặc dọc, nét cong hoặc nét thẳng, và sau đó có một đường có chiều ngược lại cắt những đường nét trước đó, chủ thể sẽ thường được đặt trên đường có chiều ngược lại đó, gây ra một sức hút về thị giác vô cùng rõ ràng.
Tranh Fall Plowing (1931) được hoàn thành bởi họa sĩ người Mỹ, Grant Wood
Bạn có thể thấy các đường nét ngang và dọc cắt nhau, phân chia thành các mảng không gian khác nhau. Chủ thể trong tranh là tán cây màu vàng nằm ở góc phải. Chính giữa tranh là những đường thẳng dài, dọc. Có những đường cong chéo cắt ngang những thẳng dài, dọc đó. Chủ thể nằm trong khoảng cách giữa những đường chéo đó, góp phần kéo tầm nhìn về phía chủ thể.
2. Nguyên tắc chuyển tiếp
Sự chuyển tiếp là sự làm mềm mại lại bằng các đường cong cho sự đối lập đã diễn ra trước đó.
Trong hình chì mà chúng tôi diễn giải đơn giản cho các bạn hiểu trên, các bạn có thể thấy rõ, hình phía trên trông như là hai cạnh của một khung tranh, ngoài những đường nét thẳng, bạn sử dụng những đường nét cong hay bo tròn để làm khung tranh trở nên mềm mại hơn. Hay ở vài nét chì cơ bản của hình tàu nhỏ trên một con sông bên dưới, nét thẳng diễn tả núi và bờ sông một cách rất dứt khoát, hãy tưởng tượng nếu không có những nét bụi cây cong trên đơn thì ảnh sẽ vô cùng khô cứng.
Tác phẩm “Người đẹp ngủ trong rừng” của Burne Jones
Bạn có thấy những đường chéo cong của nhành hoa trên tường phía sau cô gái chuyển tiếp với các đường thẳng của cột tạo nên một nhịp điệu đẹp. Sự chuyển tiếp này góp phần làm bao cảnh trở nên mềm mại, hài hòa hơn với chủ thể.
3. Nguyên tắc phụ thuộc
Cả hai yếu tố của sự đối lập và sự chuyển tiếp khó có thể tạo nên một tác phẩm đơn lẻ. Nguyên tắc này được thể hiện thông qua nhiều yếu tố đường nét, bố cục màu sắc, sắc độ góp phần chi phối, xây dựng các yếu tố chính phụ, đường dây phát triển nội dung, ý tưởng trong tranh.
Lấy một ví dụ vô cùng đơn giản, như khi vẽ một tòa nhà cao, nếu bạn chỉ vẽ duy nhất một tòa nhà cùng với bao cảnh là con đường với mây và mặt trời, thì người xem sẽ không hiểu được đây là một tòa nhà “cao” và chỉ ấn tượng rằng đây đơn giản là một tòa nhà bình thường, thêm vào đó sẽ làm tranh của bạn càng cảm thấy trơ trọi. Còn khi thêm những tòa nhà thấp hơn, người xem dễ nhận thức rõ ý đồ thể hiện tòa nhà cao mà bạn muốn nói ngay từ những giây phút đầu, và tranh của bạn không bị quá trống trải cũng như tòa nhà không còn lẻ loi.
Tác phẩm “ Nhà thờ Salisbusry từ điểm nhìn của giám mục”, năm 1823. 1825, Frick Collection
Quan sát tranh bạn sẽ thấy những thân cây, cành lá vươn cao nếu nhìn kỹ thì sẽ thấy chúng phức tạp nhiều chi tiết, nhưng chúng lại không làm cho người xem dừng điểm nhìn trên cây đầu tiên, mà trái lại còn làm cho chủ thể là nhà thờ nổi bật lên. Ngoài ra do phương hướng phát triển của cành lá cây cùng đồng vươn lên như nhà thờ, nhưng mềm mại hơn so với những nét thẳng đứng dứt khoát của nhà thờ nên chủ thể nhà thờ phía xa dù cao lớn cũng không bị trơ trọi.
4. Nguyên tắc tái diễn, lặp lại
Sự tái diễn, lặp lại: Trái ngược với sự phụ thuộc, vẻ đẹp của chúng nằm ở các đường nét giống nhau và nhịp nhàng, các không gian có thể bằng nhau như trong vẽ trang trí hoặc không bằng nhau trong vẽ phong cảnh.
Sự lặp đi lặp lại trong hoa văn là một ví dụ vô cùng dễ hiểu.
Tranh “Hoa súng” của Claude Monet vào năm 1919.
Bạn có thấy rằng nguyên tắc tái diễn, lặp đi lặp lại qua các bèo lá của hoa súng tạo nên những đường nét giống nhau, nhịp nhàng trong không gian không bằng nhau.
Tranh “Chim – Cá” và tranh “Thằn lằn” của M.C Escher
Một thể loại tranh trang trí thể hiện được nguyên tắc tái diễn, lặp lại trong không gian bằng nhau.
5.Nguyên tắc cân đối
Sự cân đối là sự sắp xếp các yếu tố như đường nét, mảng, màu sắc,… làm sao cho các hình ảnh trong tranh có trọng lượng bằng nhau hoặc tương đương.
Những nét bút đơn giản thể hiện một hình mẫu có sự cân đối trên dưới, trái phải.
Tác phẩm “Sự tôn thờ của con chiên thần bí” cả anh em nhà Van Eyck
5. Kết
Bằng cách vẽ một đường bằng sự tưởng tượng bạn sẽ thấy tranh có trục đối xứng dọc và trục đối xứng ngang. Sự cân đối ở các phía diễn ra làm cho người xem bị hút mắt vào chủ thể ở trung tâm và cảm thấy các phía xung quanh có một sự cân bằng, gần giống nhau ở một mức độ nhất định.
Trên đây là các nguyên tắc của bố cục từ đường nét, nếu bạn cần sử dụng các đường nét để tạo ra những hình thức hay hình mẫu cho sản phẩm trang trí thiết kế nào đó của riêng bạn và không biết bắt đầu từ đâu thì hãy xem ở bài viết tiếp theo nhé!